Khi đệm bị ướt thì việc xử lý nhanh chóng và đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe gia đình và duy trì tuổi thọ của đệm. Chính vì thế trong bài viết này, thegioidemonline sẽ hướng dẫn cách xử lý đệm bị ướt hiệu quả
Nguyên nhân khiến đệm bị ướt
Đệm bị ướt là vấn đề mà nhiều gia đình thường gặp phải, và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý hiệu quả hơn.
- Làm đổ nước uống: Trong cuộc sống hàng ngày, việc mang nước, cà phê, trà hoặc các đồ uống khác lên giường là khá phổ biến. Chỉ cần một chút sơ ý, bạn có thể làm đổ nước lên đệm, khiến đệm bị ướt.
- Nước mưa vào phòng: Trong những ngày mưa lớn, nếu cửa sổ hoặc cửa ra vào không được đóng kín, nước mưa có thể tràn vào phòng và làm ướt đệm.
- Rò rỉ từ ống nước hoặc điều hòa: Hệ thống ống nước hoặc máy lạnh trong nhà có thể bị rò rỉ, gây ra tình trạng nước chảy xuống đệm.
- Mồ hôi và độ ẩm: Những ngày thời tiết nóng nực cơ thể rất dễ đổ mồ hôi và thấm vào đệm gây ướt đệm
- Trẻ nhỏ tè dầm: Trẻ nhỏ thường chưa thể kiểm soát hoàn toàn việc đi vệ sinh, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng tè dầm là nguyên nhân phổ biến khiến đệm bị ướt.
Hậu quả của việc đệm bị ướt
Việc để đệm bị ướt kéo dài mà không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng dưới đây:
Ảnh hưởng đến tuổi thọ của đệm
Đệm bị ướt kéo dài sẽ bị hư hại và giảm tuổi thọ một cách nhanh chóng. Các vấn đề cụ thể bao gồm:
- Mất độ đàn hồi: Đệm ướt làm cho các vật liệu bên trong như bông, mút hoặc lò xo bị hư hỏng, mất độ đàn hồi và không còn hỗ trợ tốt cho cơ thể khi nằm.
- Hư hỏng cấu trúc đệm: Nước có thể gây hư hỏng các thành phần cấu trúc của đệm, khiến chúng mất đi hình dáng ban đầu và trở nên không còn thoải mái khi sử dụng.
- Đệm bị biến dạng: Đệm ướt có thể bị phồng rộp hoặc co rút không đều, dẫn đến tình trạng biến dạng, ảnh hưởng đến sự thoải mái khi nằm.
Mùi hôi khó chịu
Đệm bị ướt thường có mùi hôi khó chịu do sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Mùi hôi không chỉ làm phiền giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của người dùng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Đệm bị ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển dễ gây dị ứng da hoặc các bệnh về hô hấp. Đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính.
Cách xử lý đệm bị ướt đơn giản và hiệu quả
Mỗi loại đệm sẽ có tính chất, cấu tạo khác nhau, vì vậy cách xử lý khi đệm ướt cũng sẽ có đôi chút khác biệt. Cụ thể như sau:
Xử lý đệm bông ép bị ướt
Đệm bông ép có khả năng thấm hút nước rất nhanh nên khi đệm bị ướt bạn cần ngay lập tức thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Tháo vỏ đệm
- Dùng khăn khô ấn mạnh vào đệm để hút hết nước trong đệm
- Phơi đệm ở nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ
- Nếu chất lỏng có mùi, bạn có thể khử mùi hôi bằng cồn 90 độ.
Xử lý đệm cao su bị ướt
- Tháo ga ra khỏi đệm
- Dùng khăn khô để lau sạch nước trên đệm.
- Rắc một chút phấn rôm lên đệm để hút ẩm khoảng 30 phút sau đó dùng máy hút bụi để hút sạch bụi phẩn rôm.
- Phơi đệm ở nơi thoáng mát để đêm khô tự nhiên hoặc dùng quạt để giúp đệm khô nhanh hơn.
Xử lý đệm foam bị ướt
- Rắc bột baking soda hoặc phun hỗn hợp baking soda và nước lên vết bẩn.
- Đợi hỗn hợp bay hơi rồi lau lại bằng khăn sạch.
- Phơi đệm dưới ánh nắng mặt trời nhẹ cho đến khi khô hoàn toàn.
Xử lý đệm lò xo bị ướt
- Dùng hỗn hợp baking soda với nước rồi xịt lên vết bẩn và đợi trong khoảng 25-30 phút
- Dùng máy sấy để làm khô đệm
Cách phòng tránh đệm bị ướt hiệu quả
Để tránh việc đệm bị ướt và các hậu quả tiêu cực đi kèm, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả dưới đây để giúp bảo vệ đệm khỏi bị ướt.
Dùng tấm bảo vệ đệm
Tấm bảo vệ đệm được sử dụng để trải lên trên bề mặt đệm để bảo vệ đệm khỏi bụi bẩn và hạn chế việc thấm hút nước vào bên trong đệm. Tấm bảo vệ này thường được làm bằng chất liệu vải cotton polyester giúp làm chậm sự thẩm thấu của chất lỏng xuống đệm. Khi nước không máy đổ ra giường thì bạn chỉ cần nhanh chóng tháo tấm bảo vệ ra khỏi đệm thì nước sẽ không thấm xuống đệm.
Dùng ga chống thấm
Với những gia đình có trẻ nhỏ thì ga chống thấm là một sản phẩm vô cùng cần thiết. Loại ga này được phủ thêm một lớp màng chống thấm bằng màng TPU hay lớp phủ Nano nên có khả năng chống thấm nước hiệu quả. Khi nước đổ xuống giường sẽ không bị thấm xuống dưới, bạn chỉ cần sử dụng khăn khô thấm hết nước đi là được. Việc sử dụng ga chống thấm giúp làm tăng tuổi thọ của đệm, đồng thời hạn chế tối đa vi khuẩn, nấm mốc phát triển do đệm bị ẩm ướt. Bạn có thể tham khảo một số loại ga chống thấm tốt TẠI ĐÂY
Loại bỏ các tác nhân khiến đệm bị ướt
Loại bỏ các tác nhân khiến đệm bị ướt là cách hiệu quả để tránh tình trạng này. Cụ thể đó là:
- Không nên ăn uống trên giường để tránh tình trạng đổ nước, thức ăn lên nệm
- Mặc bỉm cho bé khi bé ngủ
- Đóng cửa sổ phòng ngủ khi trời mưa để tránh nước mưa tạt vào làm ướt đệm
- Không nên lắp điều hòa ở ngay giường ngủ mà chỉ nên lắp ở bên trái hoặc bên phải giường ngủ đề phòng sự cố rò rỉ nước và chảy xuống đệm
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng đệm bị ướt. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn chẳng phải lo lắng nếu chẳng may làm đổ nước ra đệm nữa. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 0981 212 212 để được hỗ trợ.