Mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và công việc

23-05-2023, 4:11 pm 140

Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc, suy giảm khả năng ra quyết định và làm hỏng các mối quan hệ. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn cách thức chứng mất ngủ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và những gì bạn có thể làm để điều chỉnh theo đúng nhu cầu cá nhân! Chúng tôi cũng sẽ đề cập cả trường hợp làm việc theo ca cũng như cách để ngủ ngon hơn, bất kể thời gian ngày hay đêm.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn có thể nghe các thuật ngữ mất ngủ khởi phát (đề cập đến các vấn đề giấc ngủ xảy ra khi bạn mới đi ngủ) và chứng mất ngủ kéo dài (đề cập đến việc thức dậy trong đêm). Mỗi cá nhân có thể đấu tranh với 1 hoặc cả 2 loại chứng mất ngủ. Mất ngủ được định nghĩa là “khó khăn dai dẳng khi bắt đầu, thời gian, sự củng cố hay chất lượng giấc ngủ”.

Mất ngủ có thể cấp tính - nghĩa là chỉ kéo dài vài tuần, hoặc mãn tính - kéo dài từ 3 tháng trở lên. Vì giấc ngủ có nhiệm vụ giữ tâm trí và cơ thể chúng ta hoạt động tốt, nên chứng mất ngủ có thể dẫn đến vô số triệu chứng ban ngày cũng như ban đêm. Chúng bao gồm những thứ như giảm chức năng nhận thức, mệt mỏi, giảm thời gian phản ứng... Thật dễ dàng để thấy điều này giúp hoạt động trong ngày, đặc biệt là tại nơi làm việc trở nên khó khăn như thế nào. Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ (The American Academy of Sleep Medicine) đã chỉ ra rằng “mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc, làm suy yếu khả năng ra quyết định và làm hỏng các mối quan hệ”.

Công việc có gây mất ngủ không?

Có một số yếu tố trong công việc góp phần gây ra chứng mất ngủ. Một trong những lý do chính khiến công việc ảnh hưởng đến giấc ngủ là căng thẳng. Khi gặp căng thẳng, tâm trí và cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Điều này có nghĩa bạn đang ở tình trạng báo động cao, tìm kiếm các mối đe dọa và sẵn sàng phản ứng. Trong ngắn hạn, đây là một trạng thái hữu ích giúp chúng ta an toàn. Tuy nhiên, khi căng thẳng kéo dài, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm cả chứng mất ngủ. Điều này đơn giản là do chúng ta không được thiết kế để đối phó với căng thẳng kéo dài.

Thật dễ dàng để thấy rằng khi chúng ta bị thương, lo lắng và căng thẳng, việc thư giãn đủ cho giấc ngủ sẽ trở nên khó khăn. Trong trạng thái căng thẳng, chúng ta luôn mang tâm lý đề phòng các mối đe dọa. Chính điều này cũng khiến chúng ta dễ tỉnh giấc vào ban đêm do phản ứng với tiếng ồn bên ngoài. Vì vậy, căng thẳng sẽ góp phần gây ra chứng mất ngủ khởi phát và kéo dài.

Nhiều người trong chúng ta có công việc căng thẳng. Điều này xuất phát từ thời lượng làm việc nhiều giờ, phải chịu nhiều áp lực hoàn thành tốt công việc hoặc đáp ứng đúng thời hạn. Mặt khác, bạn có thể là người chịu nhiều trách nhiệm như giáo dục người khác, chăm sóc sức khỏe, được công chúng chú ý hoặc đang cố gắng để thăng chức. 

Làm việc theo ca là nguyên nhân rất phổ biến của chứng mất ngủ, do căng thẳng và các lý do khác nhau. Dù vì điều gì, công việc đều góp phần gây căng thẳng đáng kể trong cuộc sống của bạn. Khi tình trạng căng thẳng này tiếp diễn và bạn không có chiến lược đối phó phù hợp, nó có thể quá tải, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe bao gồm cả chứng mất ngủ.

The National Sleep Foundation đã phát hiện ra căng thẳng trong công việc dễ gây ra chứng mất ngủ, đặc biệt khi bạn không hài lòng với công việc của mình. Họ giải thích, những nhân viên Nhật Bản làm việc chăm chỉ nhưng có phần thưởng dễ mất ngủ hơn.

Mất ngủ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc như thế nào?

Mất ngủ thường dẫn đến lượng thời gian nghỉ làm nhiều hơn, hiệu suất công việc kém hơn, năng suất thấp hơn và tai nạn tại nơi làm việc. Khoảng 7% tất cả các tai nạn và sai sót tốn kém tại nơi làm việc, bên cạnh đó là gần 24% tổng chi phí của tất cả các tai nạn và sai sót. Cùng xem xét hệ quả của chứng mất ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống ra sao.

  Trí nhớ suy giảm

Khi ngủ, tâm trí của chúng ta sẽ xử lý những gì đã xảy ra trong ngày và biến những ký ức ngắn hạn thành dài hạn. Điều này cho phép chúng ta nhớ lại những ký ức vào một ngày sau đó.

Giấc ngủ của chúng ta chuyển động theo từng giai đoạn, giữa giấc ngủ Chuyển động mắt không nhanh (NREM) và Chuyển động mắt nhanh (REM). Tất cả các giai đoạn của giấc ngủ đều đóng vai trò quan trọng và chúng ta cần trải nghiệm đủ mọi giai đoạn để tối ưu hoạt động.  Người ta cho rằng quá trình xử lý bộ nhớ xảy ra ở REM, cũng như một số giai đoạn của NREM.

Khi các chu kỳ này bị xáo trộn, chúng ta có thể gặp các vấn đề trí nhớ nghiêm trọng, nhất là khi làm việc. Cho dù đó là quên vị trí đặt đồ; không nhớ cách thực hiện nhiệm vụ; quên các bước quan trọng của một quy trình hoặc thông tin quan trọng, trí nhớ suy giảm có thể gây rắc rối, thậm chí nguy hiểm tại nơi làm việc.

  Khó ghi nhớ kỹ năng mới

Các vấn đề trí nhớ suy giảm dễ dàng chuyển thành các vấn đề về học tập và duy trì các kỹ năng mới. Giấc ngủ cho phép chúng ta xử lý những gì đã học được trong ngày, ghi nhớ và biến chúng thành những kỹ năng mới để phát triển.

The National Sleep Foundation đã chứng minh rằng giấc ngủ cải thiện khả năng học tập, tốc độ và độ chính xác với các kỹ năng mới. Ký ức và kỹ năng được chuyển đến các vùng não lâu dài và hiệu quả hơn, giúp bạn thành thạo hơn vào ngày hôm sau.

Việc tiếp thu những kỹ năng mới là điều thực sự quan trọng cho bạn ở nơi làm việc, nơi hầu hết chúng ta không ngừng học hỏi và phấn đấu để cải thiện. Thiếu ngủ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình học tập này.

  Giải bài toán khó

Ngoài việc tăng cường khả năng ghi nhớ, giấc ngủ còn giúp chúng ta hình thành những ý tưởng mới và giải quyết vấn đề. Khi bạn đang ngủ, kiến thực sẽ được tập hợp từ những trải nghiệm và các phần của não bộ để tạo ra khái niệm mới.

Khi chúng ta làm việc, việc giải quyết vấn đề và đưa ra những ý tưởng sáng tạo giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Khi quá trình này bị gián đoạn do mất ngủ, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và phát triển ý tưởng mới.

  Giảm sút khả năng tập trung

Mất ngủ khiến bạn khó tập trung làm việc, thường xuyên bị phân tâm. Điều này càng trở nên bất lợi khi bạn đang cố gắng tập trung và dành toàn bộ tâm trí cho công việc.

Hiệu ứng này thậm chí còn rõ rệt hơn khi chúng ta cần chú ý có chọn lọc. Trong đó, chú ý có chọn lọc đề cập đến khả năng tập trung vào thông tin cụ thể hoặc vào một nhiệm vụ xảy ra không môi trường có nhiều yếu tố khác xảy ra, như làm việc ở văn phòng, bán hàng ở chợ...

  Mệt mỏi

Mệt mỏi không chỉ đơn giản là cảm giác uể oải, mà còn là kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy công việc như bị cản trở và bản thân không ở trạng thái tốt nhất do thiếu năng lượng.

  Khó đưa ra quyết định

Mất ngủ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khi cần đưa ra quyết định, đặc biệt trong tình huống áp lực cao, cần suy nghĩ nhanh với độ nguy hiểm cao. Không chỉ các vấn đề về trí nhớ và khoảng chú ý, cách bộ não hoạt động khi đưa ra lựa chọn cũng bị ảnh hưởng do thiếu ngủ.

Vỏ não trước trán, là vùng não liên quan đến việc lập kế hoạch và đưa ra những lựa chọn phức tạp, bị ảnh hưởng đáng kể bởi chứng mất ngủ. Do đó, bạn có xu hướng chấp nhận rủi ro và bốc đồng hơn thay vì suy nghĩ thấu đáo. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với các công việc có tính chất nguy hiểm cao, cần đặc tính mạng lên hàng đầu.

  Thời gian phản ứng chậm hơn

Nhìn chung, không chỉ chậm đưa ra quyết định, mất ngủ cũng làm suy giảm thời gian phản ứng.  Khi này, các tế bào não khó hấp thụ thông tin nhận được từ môi trường xung quanh và biến thành suy nghĩ gắn kết. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy chứng mất ngủ làm chậm thời gian phản ứng giống như rượu.

  Tâm trạng xấu hơn và thiếu động lực

Mất ngủ cũng có tác động đến mức độ tâm trạng. Nó có thể dẫn đến các tình trạng như vô vọng, thiếu động lực, căng thẳng, nóng nảy, cáu kỉnh, thậm chí là bệnh tâm thần như trầm cảm, lo lắng... Điều này làm tăng chu kỳ căng thẳng và mất ngủ, đồng thời trầm trọng hơn các triệu chứng khác. Việc điều chỉnh cảm xúc dần trở nên khó khăn hơn nhiều.

Khi chúng ta nóng nảy trong công việc, điều này có thể dẫn đến vô số vấn đề khác giữa mối quan hệ với đồng nghiệp, sếp, thậm chí cả với khách hàng. Khi cảm thấy tuyệt vọng và thiếu động lực, chúng ta rất khó dốc hết sức lực vào công việc.

  Giảm kỹ năng vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh đề cập đến các chuyển động nhỏ nhưng phức tạp mà chúng ta sử dụng suốt ngày dài để hoàn thành công việc. Chúng liên quan đến sự giao tiếp giữa não bộ và cơ bắp, cho phép chúng ta di chuyển một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ về điều đó. Những chuyển động này chủ yếu liên quan đến bàn tay và ngón tay.

Khi bạn đang làm việc, đây là những chuyển động thường sử dụng nhất. Mất ngủ có thể làm giảm khả năng thực hiện các kỹ năng vận động tinh, khiến chúng kém chính xác và chậm hơn.

  Giảm hệ thống miễn dịch

Mất ngủ làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Các tế bào chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng bị giảm số lượng khi phải vật lộn với tình trạng thiếu ngủ. Điều đó có nghĩa chúng ta ít có khả năng chống nhiễm trùng, dễ mắc bệnh hơn. Càng mất ngủ thường xuyên, hệ thống miễn dịch của chúng ta càng bị suy giảm. Điều này dẫn đến giảm hiệu suất làm việc do bệnh tật và phải nghỉ làm nhiều hơn.

  Ngủ ngắn

Ngủ ngắn là giai đoạn bất tỉnh ngắn ngủi, không chủ ý kéo dài từ vài tích tắc đến vài giây. Khi ngủ ngắn, mắt bạn có thể mở và trông có vẻ tỉnh táo, nhưng thực chất một phần não bộ đã ngủ được vài giây. Bạn thậm chí còn thực hiện được một nhiệm vụ trong khoảng thời gian này.

Trong giấc ngủ ngắn, chúng ta thực sự ở trạng thái “nửa ngủ”, nghĩa là chúng ta ít nhận thức hơn, dễ bỏ lỡ hoặc phạm sai lầm. Nhiều tai nạn là do giấc ngủ ngắn gây ra.

Mất ngủ có thể tạo ra những giấc ngủ ngăn, thậm chí chỉ sau một đêm. Khi chứng mất ngủ trở thành mãn tính, ngủ ngắn diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Điều này xảy ra bất cứ lúc nào và bạn không kiểm soát được. Thật dễ dàng để thấy điều này thực sự nguy hiểm!

Mất ngủ và làm việc theo ca

Làm việc theo ca ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây, trong mọi loại công việc. Thật không may, làm việc theo ca là thử thách khó đối phó và góp phần gây ra chứng mất ngủ.

  Làm việc theo ca có gây mất ngủ không?

Khi bạn liên tục làm việc theo các ca khác nhau và giờ làm việc thay đổi, rất khó để duy trì lịch trình khoa học. Điều này khiến việc duy trì hoạt động và thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt trở nên khó khăn hơn nhiều. Bạn sẽ phải thường xuyên thay đổi giờ đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau theo ca làm.

Thời lượng ngủ thay đổi theo độ tuổi. Điều quan trọng là chúng ta ngủ đủ giấc theo tầm tuổi của mình, nếu không chúng ta sẽ phải vật lộn với tình trạng thiếu ngủ.

Nếu bạn làm ca đêm, đồng hồ sinh học sẽ trở nên rất khó hiểu. Đồng hồ cơ thể (hay nhịp sinh học) của con người sử dụng các tín hiệu trong môi trường để xác định khi nào chúng ta nên ngủ và khi nào nên thức. Một trong những tín hiệu này là ánh sáng ban ngày. Nếu chúng ta làm việc vào ban đêm, rất khó để tỉnh táo và cảnh giác. Tương tự như vậy, nếu cố ngủ vào ban ngày khi trời còn sáng, những tiếng ồn và phiền nhiễu có thể đánh thức bạn thường xuyên, hoặc ngăn bạn đi vào giai đoạn ngủ sâu. Do đó, dù người làm ca đêm ngủ vào ban ngày, họ cũng hiếm khi ngủ đủ thời lượng.

Bên cạnh đó, mất ngủ còn dẫn đến nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong công việc. Tuy nhiên, nếu công việc yêu cầu bạn làm việc theo ca, thì điều này khó có thể thay đổi. Vậy làm thế nào để đối phó? Một số thay đổi nhỏ của vệ sinh giấc ngủ có thể là chìa khóa giúp bạn ngủ đủ giấc.

  Mẹo cải thiện vệ sinh giấc ngủ cho người làm việc theo ca

Vệ sinh giấc ngủ đề cập đến bất kỳ thói quen tích cực nào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài việc vệ sinh giấc ngủ thường xuyên, bạn có thể thay đổi vài thói quen nếu làm việc theo ca. Nghe có vẻ nhỏ, nhưng những điều này thực sự mở ra thế giới khác biệt. 

  • Thư giãn trước khi ngủ

Bất kể bạn đi ngủ mấy giờ, điều quan trọng là phải dành thời gian để thư giãn trước khi ngủ. Hãy dành ra 20-30 phút trước khi ngủ để thư giãn. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc thư giãn, ngồi thiền hoặc đi tắm chẳng hạn.

Thêm vào đó, bạn cũng nên tắt các thiết bị điện tử như TV và điện thoại để tránh ánh sáng xanh tỏa ra gây tỉnh táo. Bạn cũng nên cố gắng tránh những cuộc trò chuyện căng thẳng hoặc lên kế hoạch ngay mai trong thời gian này. Hãy tập trung làm tất cả những gì bạn có thể để cơ thể và tâm trí ở trạng thái thoải mái.

Khi bạn duy trì thói quen này, mối liên hệ sẽ được tạo ra giữa thời gian thư giãn và giấc ngủ. Cơ thể bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sẵn sàng cho giấc ngủ, bất kể dự định ngủ lúc nào.

  • Chỉ dùng phòng ngủ để thư giãn

Bộ não của bạn cần tạo ra mối liên hệ giữa phòng ngủ và giấc ngủ để cơ thể tự động chìm vào giấc ngủ, thư giãn và tình dục khi bước vào phòng. Hãy đặt bất cứ thứ gì gây căng thẳng hoặc kích thích trong phòng ngủ, chẳng hạn như xem TV hoặc làm việc.

Để duy trì sự liên kết này, bạn không nên nằm trên giường và thức quá lâu. Khi không ngủ được, bạn có thể sang phòng khác và thư giãn chừng 20 phút trước khi quay lại giường ngủ.

  • Làm cho phòng ngủ trở nên thoải mái

Để phòng ngủ thoải mái hơn, bạn có thể chuẩn bị giường và nệm tốt, đồng thời có chăn gối thoải mái. Nhiệt độ phòng ngủ cũng rất quan trọng, tối ưu khoảng 19 độ. Nếu quá nóng hoặc quá lạnh, bạn sẽ khó ngủ.

  • Không uống đồ kích thích gần giờ đi ngủ

Bạn nên cố gắng cắt bỏ các chất kích thích như nicotin và caffein vài giờ trước khi đi ngủ,. Những thứ này sẽ khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và khó ngủ hơn. Bạn cũng nên tránh uống rượu trước khi ngủ, vì điều này gây ra tác dụng tương tự.

  • Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp điều chỉnh nhịp sinh học,khiến cơ thể và tâm trí đủ mệt mỏi để ngủ. Bạn sẽ không muốn làm nó nếu phải trực ca đêm, nhưng chỉ 20 phút tập thể dục nhẹ cũng hữu ích.

  • Làm cho phòng ngủ càng tối càng tốt

Nếu bạn ngủ khi trời còn sáng, việc làm cho phòng ngủ càng tối càng tốt trở nên đặc biệt quan trọng. Ánh sáng ban ngày khiến não bộ tỉnh táo hơn, vì vậy bạn cần “”đánh lừa” nó nghĩ rằng đã là ban đêm. Bạn có thể dùng rèm cửa, mặt nạ ngủ hoặc ánh sáng mờ để ngủ ngon hơn.

  • Giảm tiếng ồn

Tiếng ồn có thể đánh thức chúng ta bất kể ngày đêm. Nếu bạn đang cố ngủ vào ban ngày, tiếng ồn xung quanh thường nhiều hơn. Bạn có thể giảm thiểu ô nhiễm âm thành bằng cách sử dụng nút bịt tai. Bạn cũng có thể đầu tư vào kính 2i lớp để ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài. Điều quan trọng là phải nói chuyện với những người khác trong gia đình để họ giảm tiếng ồn khi bạn đang cố gắng nghỉ ngơi.

  • Ngủ trưa một cách chiến lược

Chợp mắt một lúc thực sự sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn trong ca làm việc, dù là sớm, muộn hay trong đêm. Nếu có thể, bạn nên chợp mắt trước ca làm việc, trong giờ nghỉ giải lao hoặc buổi trưa.

  • Ăn đúng bữa

Ngay cả khi không thích và cảm thấy hơi lạ khi ăn vào những thời điểm khác nhau trong ngày, bạn nên cố gắng hết sức để ăn các bữa bình thường như hàng ngày. Điều này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học và cung cấp năng lượng cần thiết để hoạt động trong ca làm việc.

Điều quan trọng nữa là không được đi ngủ khi quá no hoặc quá đói. Điều này thực sự làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Hãy thử ăn nhẹ trước khi ngủ nếu bạn thấy mình thường xuyên đói trước khi nằm trên giường. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn lượng nhiều, đồ nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng trước khi ngủ để tránh cảm thấy khó chịu. 

  • Đeo kính râm trên đường đi làm về

Nếu về nhà vào ban ngày, bạn có thể đeo kính râm trên đường để cản ánh sáng và chuẩn bị tâm trí cho giấc ngủ.

  • Cân nhắc liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng liên quan đến việc sử dụng đèn chiếu tạo ra lượng ánh sáng mạnh. Phương pháp này khá an toàn và thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ánh sáng giúp điều chỉnh nhịp sinh học giống như ánh sáng mặt trời, giúp bạn thiết lập mô hình giấc ngủ phù hợp hơn.

Bạn có thể điều chỉnh thời gian ngồi trước ánh sáng nhân tạo để hình thành lịch ngủ phù hợp với ca làm việc. Việc tiếp xúc với ánh sáng chói vào đầu thời kỳ thức dậy (và ánh sáng mờ vào cuối thời kỳ thức dậy) di chuyển nhịp sinh học sớm hơn. Tương tự, việc tiếp xúc với ánh sáng vào cuối ngày làm chậm nhịp sinh học.

Đối phó với chứng mất ngủ tại nơi làm việc

Dù làm việc theo ca hay không, bạn vẫn có rất nhiều cách để đối phó với chứng mất ngủ. Hãy xem làm cách nào để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng.

  Cởi mở về chứng mất ngủ

Nếu bạn cảm thấy chứng mất ngủ đang ảnh hưởng đáng kể đến công việc của mình, bước đầu tiên là quyết định xem bản thân muốn cởi mở về điều này không. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp và cảm thấy sẽ được thông cảm, thì việc cởi mở về những gì đang trải qua có thể hữu ích. Bạn cũng có thể chọn cởi mở với đồng nghiệp.

Việc cởi mở giúp môi trường làm việc của bạn trở nên thấu hiểu và linh hoạt hơn. Họ cũng có thể đưa ra các biện pháp để giúp bạn tìm cách điều trị hoặc đối phó với công việc. Điều quan trọng cần nhớ là chứng mất ngủ rất phổ biến và bạn không hề đơn độc.

Nếu quyết định cởi mở về điều đó, bạn nên có sẵn một kế hoạch về cách giải quyết chứng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy an toàn khi chia sẻ điều này tại nơi làm việc, đừng cảm thấy quá áp lực. Bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để đối phó với chứng  mất ngủ và đưa mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo một cách riêng tư.

  Cải thiện vệ sinh giấc ngủ tại nhà

Như chúng ta đã thảo luận về công việc theo ca, vệ sinh giấc ngủ có thể hữu ích cho tất cả chúng ta. Đó phải là một trong những bước đầu tiên bạn thực hiện để cải thiện giấc ngủ của mình. Điều này có thể bao gồm các bước như:

  • Làm cho phòng ngủ trở nên thoải mái
  • Giữ lịch trình ngủ và thức đều đặn
  • Chỉ dùng phòng ngủ để thư giãn
  • Thư giãn trước khi ngủ
  • Giảm hoặc loại bỏ những lần ngủ ngắn trong ngày nếu bạn khó ngủ vào ban đêm
  • Không dùng đồ uống kích thích gần giờ đi ngủ
  • Tập thể dục trong ngày
  • Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để điều chỉnh nhịp sinh học
  • Chỉ nên ăn uống nhẹ gần giờ đi ngủ

Bạn nên loại bỏ thói quen vệ sinh giấc ngủ kém và thay thế bằng các chiến lược đối phó lành mạnh hơn. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi giải quyết chứng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu đã cải thiện vệ sinh giấc ngủ mà vẫn gặp khó khăn, bạn nên tìm cách điều trị.

  Tìm cách điều trị

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ thảo luận về các phương pháp điều trị chứng mất ngủ phổ biến nhất. Bạn có thể tiếp cận điều trị thông qua sự giới thiệu từ bác sĩ, cá nhân hoặc điều trị chứng mất ngủ trực tuyến.

  Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-i)

CBT-i là dòng điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ. Liệu pháp tập trung vào việc thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực hoặc vô ích góp phần gây mất ngủ. Chúng bao gồm thói quen ngủ, lịch trình, những quan niệm sai lầm về giấc ngủ và chứng mất ngủ. Thay vào đó, bạn sẽ học cách thay thế chúng bằng những suy nghĩ cùng hành vi hữu ích, hiệu quả.

 Và liệu pháp này thực sự an toàn, chống lại các vấn đề giấc ngủ trong thời gian dài.

  Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT)

ACT tập trung vào việc chấp nhận những suy nghĩ và cảm xúc hiện tại, thay vì cố gắng thay đổi chúng. Liệu pháp này dạy bạn rằng suy nghĩ không nhất thiết phải dẫn đến hành vi. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người cảm thấy ngày càng căng thẳng và lo lắng khi không thể ngủ được.

ACT hướng dẫn bạn trải nghiệm những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực mà không cần phải phán xét. Mục đích là để giảm căng thẳng xung quanh tình trạng mất ngủ. Sau đó, liệu pháp sẽ dạy bạn thực hiện những hành vi đối phí tích cực. 

  Chánh niệm

Chánh niệm tập trung vào các kỹ thuật thư giãn giúp bạn bình tĩnh. Thay vì lo lắng về quá khứ hay tương lai, bạn sẽ tập trung vào hiện tại và trải nghiệm mà không phán xét. Trạng thái bình tĩnh này cực kỳ hữu ích trong việc giải quyết căng thẳng, cũng như được chứng minh cải thiện giấc ngủ. Điều này được thực hiện thông qua phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn, các bài tập thở chẳng hạn. Thậm chí, bạn thể thực hành chánh niệm trên giường vào ban đêm.

  Cải thiện sự tỉnh táo trong công việc

  • Trong khi đang cải thiện vệ sinh giấc ngủ và tìm cách điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách sau để cảm thấy tỉnh táo trong công việc.
  • Giữ nước. Mất nước có thể gây mệt mỏi. Do đó, hãy đảm bảo bạn uống đủ nước để luôn tỉnh táo, suy nghĩ rõ ràng và chống lại sự mệt mỏi.
  • Ăn uống đều đặn. Lịch trình ăn uống đều đặn giúp duy trì mức năng lượng và điều chỉnh nhịp sinh học.
  • Ăn vặt lành mạnh. Ăn vặt lành mạnh giúp tăng mức năng lượng khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Điều này bao gồm rau củ, trái cây hoặc các loại hạt.
  • Giảm lượng đường ăn vào. Hãy đảm bảo đồ ăn nhẹ của bạn không có đường, vì nó sẽ giảm mức năng lượng ngay sau khi ăn.
  • Duy trì hoạt động. Bạn dễ cảm thấy buồn ngủ nếu ngồi yên một chỗ. Do đó, hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển nhiều nhất có thể khi đang làm việc.
  • Tận dụng tối đa thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể tối ưu hóa thời gian nghỉ ngơi của mình bằng cách tập thể dục nhanh. Bạn cũng có thể ra ngoài vào ban ngày trong giờ nghỉ để tỉnh táo trở lại. Việc thường xuyên nghỉ giải lao có thể giúp bạn tái tập trung sự chú ý vào nhiệm vụ hiện tại.
  • Nghe nhạc tràn đầy năng lượng Nếu có thể, nghe nhạc sôi động trong khi làm việc là cách tuyệt vời để giúp bạn phấn chấn trở lại và tiếp thêm năng lượng. Bạn thậm chí có thể chuẩn bị một danh sách bài hát cho công việc.
  • Bắt đầu trò chuyện. Nếu bạn thấy mình bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, hãy bắt đầu trò chuyện với đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều.
  • Tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ. Nếu có thể, hãy để càng nhiều ánh sáng xung quanh bạn khi bạn càng tốt để điều chỉnh đồng hồ sinh học và giữ tâm trí tỉnh táo. Bạn có thể đặt một chiếc đèn tại bàn giấy hoặc đề nghị sếp lắp thêm đèn.
  • Chuyển đổi nhiệm vụ hoặc chia nhỏ các nhiệm vụ lớn hơn. Hãy cố gắng chia nhỏ các nhiệm vụ lớn hơn bằng những đợt nghỉ giải lao hoặc thực hiện một nhiệm vụ nhỏ nhiều năng lượng hơn. Nếu có thể, hãy chuyển đổi công việc thường xuyên để giữ cho tâm trí hoạt động.
  • Sử dụng nước lạnh. Bạn có thể vẩy nước lạnh lên mặt để tỉnh táo hơn. Một loại xịt khoáng làm mới da mặt cũng có thể làm được điều đó!

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. Mặc dù chứng mất ngủ gây ra hậu quả nghiêm trọng, khiến công việc giống như đang leo núi, nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể giải quyết bằng nhiều cách. Bạn có thể ngủ ngon và cảm thấy tràn đầy sinh lực một lần nữa.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn giữ được lựa chọn tốt nhất cho giấc ngủ. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng thegioidemonline.com gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và công việc

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
[HỎI ĐÁP] Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?
[HỎI ĐÁP] Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?
17-09-2024, 3:40 pm     23
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không là vấn đề mà nhiều người bệnh vô cùng quan tâm. Bởi nhiều người cho rằng võng mang lại sự thoải mái và thư giãn, giảm thiểu tình trạng đau nhức giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vậy điều này có đúng không? Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Bật mí cách nằm đệm không bị nóng cực hiệu quả
Bật mí cách nằm đệm không bị nóng cực hiệu quả
15-06-2024, 2:31 pm     66
Không ít người gặp phải vấn đề nằm đệm bị nóng, đặc biệt là trong những tháng hè oi bức. Cảm giác nóng bức không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần. Cách nằm đệm không bị nóng được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Review chiếu điều hòa có mát không? Có nên dùng chiếu điều hòa không?
Review chiếu điều hòa có mát không? Có nên dùng chiếu điều hòa không?
02-03-2024, 5:50 pm     617
Chiếu điều hòa thường được nhiều người săn đón vào những ngày hè nóng nực. Thực tế thì chiếu điều hòa có mát như lời đồn và có xứng đáng để bạn đầu tư không?
Các loại thảo dược cho giấc ngủ ngon và lành tính nhất
Các loại thảo dược cho giấc ngủ ngon và lành tính nhất
17-05-2023, 10:57 am     155
Bạn có bị ám ảnh bởi những đêm mất ngủ? Dưới đây là những loại thảo dược cho giấc ngủ ngon và an toàn nhất.
Hạt dẻ cười có giúp bạn ngủ ngon không?
Hạt dẻ cười có giúp bạn ngủ ngon không?
03-05-2023, 3:16 pm     320
Hạt dẻ cười rất ngon miệng nhưng liệu chúng có giúp bạn ngủ ngon không? Cùng tìm hiểu các mẹo ăn uống với hạt dẻ cười để tối ưu giấc ngủ ngon.
Mối liên hệ giữa căng thẳng và giấc ngủ
Mối liên hệ giữa căng thẳng và giấc ngủ
20-04-2023, 8:53 am     198
Mặc dù căng thẳng không tốt cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng bỏ qua. Vậy làm cách nào để ngủ ngon trở nên trước những lo lắng?
TRA CỨU ĐIỂM THÀNH VIÊN
Không có dữ liệu! SĐT không đúng hoặc không tồn tại.
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube
Tin khuyến mãi khác
Đánh giá

125 đánh giá về thegioidemonline.com