Hướng dẫn chọn nệm chống nấm mốc hiệu quả

27-10-2023, 3:43 pm 65

Nấm mốc lẻn vào và lây lan khắp nệm mà nhiều người không hề hay biết. Đó là lý do việc mua nệm chống nấm mốc thực sự quan trọng.

Tại sao nệm chứa nấm mốc có hại?

Nấm mốc mọc ở môi trường ẩm ướt, ấm áp. Nó có thể phát triển trên nhiều bề mặt khác nhau bao gồm gỗ, thảm, vách thạch cao và vải. Đồng thời, nhiệt độ cơ thể và mồ hôi mà nệm hấp thụ sẽ giúp chúng trở thành môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Nấm mốc sinh sản bằng cách thả bào tử vào không khí, bạn có thể mang bào tử.

Bạn có thể cảm thấy chuyện đó không có vấn đề gì lớn. Rốt cuộc, rèm phòng tắm cũng nấm mốc và không có gì xảy ra. Tuy nhiên, nệm bị mốc là một tình huống hoàn toàn khác. Nó có thể để lại hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với việc nhiễm nấm mốc đơn giản.

Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nấm mốc gây ra là mùi hôi nệm. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề có thể giải quyết bằng một ít giấm và baking soda nếu nó dính vào bên trong nệm.

Nếu đúng vậy, bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc ngủ trên tấm nệm bốc mùi mỗi đêm hoặc phải bỏ ra hàng triệu đồng để thay cái mới. Và đây chỉ là vấn đề nhẹ nhất bắt nguồn từ nấm mốc xâm nhập.

Nấm mốc cũng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người nằm. Nếu nệm có nấm mốc, bạn tất nhiên sẽ phải phải tiếp xúc hàng giờ với chúng mỗi ngày, nằm lên đó hàng đêm. 

Sự tiếp xúc này có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, từ nghẹt mũi, hắt hơi, ho đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhiều loại nệm không gây dị ứng có đặc tính chống lại hoặc đẩy lùi bào tử nấm mốc đơn giản do hiệu quả gây kích ứng mạnh.

Một số loại nấm mốc khá độc hại. Chúng có thể xâm nhập vào nệm và giải phóng bào tử gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều.

Một số bào tử thậm chí còn gây khó thở và tử vong ở người mắc bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề về phổi khác. Đây là lý do việc loại bỏ nấm mốc khỏi nệm rất quan trọng. Bạn sẽ không bao giờ biết được đó là nấm mốc vô hại hay nấm mốc đen độc hại. Cả 2 đều ẩn giấu trong đệm của bạn.

Bảo vệ bạn khỏi nấm mốc

Khi mua nệm, hãy nhớ rằng luồng không khí thích hợp là một trong những cách tốt nhất để giữ cho bào tử nấm mốc không lắng xuống và phát triển. Nhiều loại nệm làm mát tốt nhất cũng có khả năng chống nấm mốc, đặc biệt khi bổ sung hợp chất làm mát có khả năng kháng khuẩn gấp đôi. Ngoài việc mua nệm chống nấm mốc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa khác.

Một trong những điều tốt nhất bạn nên làm là đầu tư tấm bảo vệ chống thấm nước. Điều này giúp nấm mốc không thể phát triển do môi trường khô ráo không thuận lợi.

Bạn cũng muốn cẩn thận khi áp dụng các phương pháp làm sạch nệm. Bạn tốt nhất nên tránh làm ướt nệm do độ ẩm sót lại từ chất tẩy rửa ngấm xuống làm tăng nguy cơ nấm mốc phát triển. Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên làm sạch nệm bằng baking soda để loại bỏ mùi mồ hôi, sử dụng chất bảo vệ để tránh nấm mốc, chất lỏng cũng như vết bẩn.

Điều quan trọng nữa là đặt nệm trên khung giường lưu thông không khí tốt. Đó có thể là bất cứ thứ gì từ giường dát thanh, giường nan cong đến giường tự điều chỉnh được, do chúng đều có kênh thoát khí.

Bất kể bạn làm thế nào, việc giữ không khí lưu thông dưới đáy nệm giữ cho môi trường ngủ luôn khô ráo, không nấm mốc, cũng như ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Đây cũng là lý do bạn không nên đặt nệm trên sàn nhà, đặc biệt ở nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm áp.

Và nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ẩm ướt, hãy cân nhắc sử dụng máy lọc không khí hoặc máy hút ẩm cho phòng ngủ. Máy lọc không khí không ngăn được nấm mốc phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bắt các bào tử nấm mốc trôi nổi tự do để ngăn chúng đọng lại xung quanh phòng ngủ.

Và đúng như tên gọi, máy hút ẩm giúp ngôi nhà bớt ẩm ướt, điều kiện cần thiết để nấm mốc phát triển. Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ẩm ướt, máy hút ẩm sẽ là thứ cần thiết để mang lại không gian thoải mái cho cả gia đình.

Làm sao để biết nệm có nấm mốc không?

Nếu nghi ngờ nệm bị mốc, bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu sau:

Nhìn thấy nấm mốc: Dấu hiệu rõ ràng nhất của nệm bị mốc là nấm mốc hiện ngay trên bề mặt nệm. Hãy tìm kiếm các đốm đen hoặc mảng bám trên bề mặt, dọc theo các đường nối hoặc mép nệm. Đặc biệt, những vết đen trông như đang lớn dần do vết bẩn thông thường không lan rộng vậy. Ngay cả nấm mốc bên trong cũng làm đổi màu mặt nệm.

  • Mùi khó chịu: Nấm mốc có mùi mốc đặc trưng, tương tự mùi đất hoặc ẩm ướt. Nếu nệm có mùi khó chịu và không hết ngay cả sau khi vệ sinh hoặc phơi khô, đó chính là dấu hiệu nấm mốc phát triển.
  • Dị ứng hoặc các vấn đề hô hấp: Việc tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề hô hấp ở một số người. Nếu bạn gặp các triệu chứng như ho, thở khò khè, hắt hơi hoặc ngứa mắt khi nằm trên giường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nệm đã bị nấm mốc.
  • Thiệt hại do nước: Nếu nệm của bạn tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm, nguy cơ nấm mốc sẽ tăng cao. Hãy tìm kiếm các dấu hiệu hư hỏng do nước, chẳng hạn như vết bẩn, đổi màu hoặc mùi mốc. Thông thường, bạn tốt nhất nên vứt bỏ nệm bị úng nước do nguy cơ nấm mốc quá cao.

Cách chọn nệm chống nấm mốc tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nệm chống nấm mốc khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều có thể chống lại điều đó như nhau và không phải tất cả đều mang lại cảm giác thoải mái tương tự cho tất cả mọi người.

Điều này có nghĩa bạn không chỉ cần tìm ra nệm chống nấm mốc tốt mà mang lại cảm giác thoải mái cho giấc ngủ lý tưởng.

  Chất liệu nệm lý tưởng 

Nhiều chất liệu nệm hiện nay được thiết kế chống nấm mốc. Tuy nhiên, họ đem tới hiệu quả khác nhau trong việc ngăn ngừa nấm mốc.

Memory foam

Memory foam là loại foam polyurethane đặc biệt linh hoạt, ban đầu được phát minh để giảm sốc phi công NASA trong chuyến bay tốc độ cao. Hiện nay, memory được sử dụng phổ biến trong các loại nệm. Loại foam này có độ bền cao, thích ứng nhanh với giá cả rất phải chăng. Nhưng memory foam có chống được nấm mốc không?

Memory foam có khả năng chống tích tụ nấm mốc ở mức độ nhất định. Điều này đặc biệt đúng với memory foam hiện đại, thường bổ sung chiết xuất có nguồn gốc thực vật hoặc khoáng chất khiến nấm mốc khó tồn tại được trong nệm. Khoáng chất phổ biến nhất gồm đồng và than chì. 

Nếu chọn nệm memory foam làm từ thực vật hoặc chứa khoáng chất, bạn sẽ an toàn khỏi nấm mốc. Nếu bạn chỉ mua mẫu giá rẻ, nệm có thể không chống nấm mốc hiệu quả, thậm chí dễ bị xâm chiếm hơn.

Nói như vậy, memory foam vẫn an toàn khỏi nấm mốc, miễn là bạn bọc thêm tấm bảo vệ không thấm nước. Memory foam có thể không chống nấm mốc tốt như cao su, nhưng khả năng thích ứng cao hơn. Nó có khả năng định hình theo cơ thể mà không chất liệu nào khác làm được, từ đó tạo nên mẫu nệm giảm áp lực tốt nhất.

Trên hết, nệm memory foam tương đối bền tùy vào mật độ lõi. Đây cũng là một trong những loại nệm phải chăng nhất trên thị trường. Điều này khiến nệm memory foam trở thành lựa chọn hoàn hảo cho nhiều người, mặc dù nó dễ bị nấm mốc hơn.

Đệm Foam massage Olympia KenKo

Cao su

Trong số tất cả các loại nệm hiện nay, cao su tự nhiên là loại nệm chống nấm mốc tốt nhất. Chất liệu được lấy từ nhựa cây cao su và là thù địch tự nhiên của tất cả các loại vi khuẩn, bao gồm mạt bụi, vi khuẩn, nấm mốc. Các vi sinh vật rất khó xâm chiếm cao su, đó là lý do nệm cao su chống tích tụ nấm mốc cao hơn nhiều so với memory foam.

Cao su tự nhiên không chỉ chống nấm mốc một cách tự nhiên. Nó cũng mang lại cảm giác thoải mái một cách tự nhiên, đặc biệt với một số đối tượng nhất định. Ví dụ, cao su tự nhiên là lựa chọn tuyệt vời cho người dễ nóng bức. Nó được coi là một trong những chiếc nệm thoải mái nhất do các tế bào mở giúp đẩy khí nóng và hút khí mát vào. 

Mủ cao su tự nhiên cũng có độ đàn hồi cực cao, điều mà memory foam không có được. Trong khi memory foam mất nhiều thời gian phục hồi, nệm cao su lại ngay lập tức đàn hồi trở lại khi di chuyển. Điều này có nghĩa những người hay trằn trọc có được trải nghiệm giấc ngủ tốt hơn hơn nhiều so với memory foam.

Cao su cũng không khiến cơ thể lún sâu như memory foam. Nếu bạn không thích cảm giác chìm vào nệm, mủ cao su chính là lựa chọn tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng với đối tượng cần hỗ trợ nhiều hơn, chẳng hạn như người nằm sấp và người nặng cân.

Vấn đề chính ở cao su là dị ứng. Do đó, nếu bạn bị dị ứng mủ cao su, tốt nhất nên chọn loại nệm khác. Thêm vào đó, nệm cao su ban đầu cũng rất đắt tiền. Mặc dù chất liệu bền chắc và giá trị cao có thể bù đắp chi phí về lâu dài, nhưng nhìn nhung nệm cao su vẫn có giá thành ban đầu khá cao.

Đệm cao su Dunlopillo Latex World Neo dày 15cm

Đa tầng

Nệm đa tầng ít nhiều có khả năng chống nấm mốc, tùy thuộc vào cấu tạo. Tất cả các loại nệm đa tầng đều có lõi hỗ trợ làm từ lò xo túi và ít nhất 2 lớp tiện nghi ở trên. Lớp tiện nghi có thể là PU foam, memory foam hoặc cao su tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng chống nấm mốc của nệm đa tầng.

Tất nhiên, lớp lò xo có thể chống nấm mốc tích tụ do chúng không thể xâm chiếm thép không gỉ. Tuy nhiên, nếu memory foam phía trên lớp lò xo hỗ trợ, nệm đa tầng của bạn có nhiều khả năng nấm mốc hơn nệm đa tầng cao su.

Thêm vào đó, đây không phải là lý do duy nhất để mua nệm đa tầng. Mẫu nệm này cũng cực kỳ thoải mái và phù hợp với mọi đối tượng. Nệm đa tầng làm mát cho người dễ nóng bức, đáp ứng cho người hay di chuyển, thích ứng cho người cần giảm áp lực và hỗ trợ điều chỉnh cột sống tối ưu.

Vấn đề lớn nhất của nệm lai nằm ở giá cả, không bền như cao su. Khi bạn kết hợp điều đó với thực tế là nệm đa tầng đắt gần bằng nệm cao su, điều này sẽ khiến nệm đắt dần theo thời gian.

Đệm lò xo Dunlopillo Perfect Galaxy 36cm

Lò xo liên kết

Khi nói đến khả năng chống nấm mốc, nệm lò xo liên kết rất tuyệt vời. Các lõi lò xo lưu thông không khí tốt để ngăn chặn nấm mốc xâm nhập vào nệm của bạn. Nhiều loại nệm lò xo liên kết cũng có các lớp vật liệu chống nấm mốc êm ái như bông hoặc lông cừu.

Tin xấu là loại nệm này có thể chống nấm mốc, nhưng không tốt hơn các loại khác. Vấn đề lớn nhất ở nệm lò xo là không nương theo đường cong cơ thể. Các cuộn lò xo liên kết được nối trực tiếp, nghĩa là không di chuyển độc lập. Do đó, nệm thường có xu hướng chùng xuống dưới những phần nặng hơn thay vì ôm sát cơ thể.

Những tấm nệm này cũng mòn nhanh hơn. Điều tệ hơn nữa là các cuộn dây không được bọc trong túi vải, khi cọ xát có thể kêu cót két gần như ngay lập tức.

Chưa kể lò xo còn khuếch đại và truyền chuyển động khắp giường ngủ. Với tất cả những nhược điểm, tốt hơn hết bạn nên tránh sử dụng nệm lò xo truyền thống dù chống nấm mốc tốt. Tuy nhiên, nhiều mẫu loại nệm lò xo liên kết hiện đại đã giải quyết được khuyết điểm này.

  Độ cứng lý tưởng 

Độ cứng nệm ít liên quan đến khả năng chống nấm mốc hơn là chất liệu. Mặc dù độ cứng có thể không liên quan nhiều đến khả năng chống nấm mốc, nhưng nó có liên quan đến sự thoải mái.

Việc chọn sai độ cứng nệm là một trong những sai lầm tồi tệ nhất bạn có thể mắc phải. Một tấm nệm quá mềm hoặc quá cứng đều khiến bạn khó ngủ ngon, làm mất đi ý nghĩa của nệm tốt. Đây là lý do bạn cần nghĩ đến độ cứng nệm, bất kể bạn đang tìm kiếm những tính năng nào khác.

Độ cứng của nệm được đo theo thang điểm từ 1-10, trong đó 10 là cứng nhất. Trên thực tế, bạn sẽ không tìm thấy nệm cứng hơn 8 hoặc mềm hơn khoảng 3 do thị trường không tiêu thụ sản phẩm này.

Cho dù bạn cần mức độ vững chắc nào, mọi người đều cần hỗ trợ và giảm áp lực. Bạn có thể xác định chính xác 2 yếu tố này bằng tư thế ngủ và trọng lượng cơ thể.

  Tư thế ngủ

Tư thế ngủ là yếu tố chính quyết định nhu cầu hỗ trợ cần thiết. Nó quyết định cách cơ thể bạn tiếp xúc với nệm, vị trí các điểm áp lực và cột sống giữ cần thẳng hàng thế nào. Điều này có nghĩa tư thế ngủ, trên hết, sẽ quyết định mức độ cứng mềm bạn cần tới.

Tiến sĩ Santhi cho biết: “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rối loạn giấc ngủ vào ban đêm là tư thế ngủ không đúng“. Điều này thường xảy ra do nệm bị võng hoặc quá cứng, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng đau cơ khớp. Một tấm nệm tốt sẽ hỗ trợ tốt cho tư thế nằm của một người sao cho cơ bắp phục hồi khi ngủ.”

“Vì vậy, người nằm nghiêng cần nệm mềm, trong khi người nằm sấp cần nệm cứng hơn. Loại cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ có lợi của nệm đối với giấc ngủ. Nhìn chung, người thể trạng nhỏ nhắn sẽ được hưởng lợi từ nệm mềm đến trung bình do ít bị lún hơn khi nằm. Ngược lại, người nặng cân sẽ cần nệm cứng vừa hoặc cân bằng.”

Nằm ngửa

Người nằm ngửa cần sự kết hợp giữa nâng đỡ và êm ái. Khi nằm ngửa, bạn có thể bị lún vào đệm nếu quá mềm. Tình trạng này sẽ uốn cong cơ thể về phía trước và khiến bạn buộc bạn phải ngủ ở tư thế khom lưng.

Ngược lại, nệm quá cứng còn khiến vùng thắt lưng lún xuống giường. Điều này cũng khiến bạn ngủ ở tư thế khom lưng và gây đau lưng dưới. Nệm không quá êm cũng không quá cứng là tốt nhất cho người nằm ngửa.

Điều này có nghĩa người nằm ngửa nên chọn nệm cứng vừa (6/10). Loại nệm này mang đến sự kết hợp chính xác giữa giải tỏa áp lực và hỗ trợ để nâng đỡ cơ thể, tự căn chỉnh cột sống phù hợp.

Hay thay đổi tư thế ngủ

Những người hay thay đổi dáng nằm ngủ không có tư thế ngủ yêu thích rõ ràng. Đúng hơn, họ có thể chọn bất kỳ tư thế nào vào bất kỳ thời điểm nào trong đêm. Điều này có nghĩa họ cần những tấm nệm cực kỳ linh hoạt để dễ thay đổi dáng nằm, mang lại cảm giác thoải mái ở mọi tư thế ngủ mà không được sản xuất riêng cho tư thế nào.

Thông thường, nệm trung bình (5/10) là mức độ tốt nhất dành cho người hay thay đổi tư thế. Chúng mang lại sự cân bằng đồng đều giữa giảm áp lực và nâng đỡ, hỗ trợ cho cả người nằm nghiêng, ngủ nằm sấp cùng mọi tư thế ở giữa.

Nằm nghiêng

Người nằm nghiêng thường cần nệm mềm hơn. Khi bạn nằm nghiêng, trọng lượng cơ thể sẽ ép các khớp hông và vai vào giường. Nệm quá cứng sẽ gây đau nhức ở các điểm chịu áp lực để hấp thụ áp lực từ trọng lượng cơ thể.

Nệm mềm vừa (4/10) thường tốt nhất cho người nằm nghiêng, còn nệm trung bình phù hợp với người muốn được hỗ trợ nhiều hơn hoặc ngủ chung giường. Những tấm nệm này hấp thụ nhiều áp lực để đảm bảo bạn không thức dậy với cơn đau ở khớp hông hoặc vai.

Để giảm thiểu áp lực nhiều hơn, bạn có thể nằm xuống nệm mềm (3/10). Những tấm nệm này có thể ôm sát cơ thể, đặc biệt nếu cực kỳ êm ái, làm mát và hỗ trợ tốt.

Nằm sấp

Người nằm sấp cần nệm cứng nhất trong mọi kiểu ngủ. Tư thế nằm sấp khiến xương chậu chìm xuống giường, từ đó gây đau lưng dưới. Để khắc phục điều này, những người nằm sấp thường cần nệm cứng hơn (7/10).

Một tấm nệm chắc chắn sẽ hỗ trợ đầy đủ để nâng xương chậu lên và giữ cột sống thẳng hàng khi bạn nằm ngửa. Để điều chỉnh cột sống tốt hơn, hãy cân nhắc dùng thêm gối thấp hoặc không dùng gối.

  Kiểu cơ thể

Loại cơ thể không phải là yếu tố chính quyết định nhu cầu cứng mềm của bạn, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng trong một số trường hợp nhất định. Nếu nằm trong khoảng cân nặng trung bình, bạn sẽ không phải lo lắng về việc trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến nhu cầu cứng mềm cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bạn nặng dưới 60kg hoặc trên 100kg, việc tính đến cân nặng là điều cần thiết.

Người nhẹ cân

Người nhẹ cân có trọng lượng dưới 60kg. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, tấm nệm phù hợp với tư thế ngủ có thể không đủ độ êm ái. Ví dụ, người nằm ngửa nhỏ nhắn không cảm nhận được sự vừa vặn trên nệm cứng vừa như người nặng cân.

Khi này, nệm cứng vừa sẽ quá cứng đối với người nằm ngửa nhẹ cân trong hầu hết các trường hợp. Người nằm ngửa nhỏ nhắn nên chọn loại nệm có kích thước vừa phải. Tương tự như vậy, hầu hết người nhỏ nhắn nên giảm độ cứng từ mức cứng mềm tương ứng với tư thế ngủ yêu thích.

Người nặng cân

Người nặng hơn 100kg gặp vấn đề ngược lại so với người nhỏ nhắn. Những người nặng cân thường lún sâu quá mức và bị lệch cột sống do không được hỗ trợ đầy đủ.

Điều này có nghĩa người nặng cân nên làm ngược lại với người nhỏ nhắn và chọn mẫu cứng hơn so với tư thế yêu thích. Ví dụ, Người nằm nghiêng nặng cân có thể cân nhắc chuyển từ nệm mềm vừa sang trung bình để được hỗ trợ thêm.

Câu hỏi thường gặp

Nệm bị nấm mốc có tệ đến thế không?

Sẽ rất tệ nếu nệm nhiễm nấm mốc. Trường hợp đỡ nhất là nấm mốc bốc mùi hôi và khiến giường ngủ, thậm chí toàn bộ phòng ngủ có mùi khó chịu. Mùi này sẽ khiến bạn khó có được cảm giác thoải mái và thư giãn, ảnh hưởng đến lịch trình nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nấm mốc vẫn có thể tạo ra nhiều điều tồi tệ hơn.

Ví dụ, nhiều loài nấm mốc gây ra các triệu chứng dị ứng. Nếu bạn ngủ trên nệm mốc, đó có thể là nguyên nhân chính, thậm chí duy nhất gây dị ứng mà bạn thường xuyên tiếp xúc. Chưa kể trường hợp xấu nhất là nấm mốc độc hại. Chúng phát triển trong nệm và có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Các bào tử nấm mốc độc hại có thể gây ra mọi thứ từ buồn nôn, nôn mửa, đau nửa đầu đến khó thở. Thậm chí, nấm mốc độc hại còn gây hen suyễn, thậm chí dẫn đến tử vong. Do rất khó để phân biệt loại nấm mốc nào vô hại và loại nào độc hại, nên bạn sẽ muốn loại bỏ tất cả nấm mốc khỏi nệm và mọi nơi khác trong nhà ở.

Chất liệu nệm nào chống nấm mốc tốt nhất?

Chất liệu nệm chống nấm mốc tốt nhất là cao su tự nhiên. Cao su có khả năng chống nấm mốc một cách tự nhiên trong mọi trường hợp. Không khí khô lưu thông trong toàn bộ cấu trúc nệm, từ đó tạo ra môi trường ngăn nấm mốc phát triển. Nệm cũng có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên chúng không thể phát triển trên đó, ngay cả khi bị ướt.

Memory foam cũng chống nấm mốc khá tốt, mặc dù không bằng mủ cao su. Các loại memory foam tốt nhất trong trường hợp này có nguồn gốc thực vật và pha với các khoáng chất như đồng, than chì.

Nệm trải trên sàn có bị nấm mốc không?

Việc trải nệm trên sàn thường khiến nấm mốc phát triển nhanh chóng. Khi bạn đặt nệm trên sàn nhà, bạn sẽ loại bỏ tất cả luồng khí lưu thông bên dưới. Điều này khiến nệm dễ tích tụ hơi ẩm hơn, đây cũng là thành phần chính thúc đẩy nấm mốc phát triển.

Chưa kể đến việc đổ nước, lau sàn và các tình huống khác cũng có thể đẩy nhanh tốc độ tích tụ độ ẩm của nệm. Tốt nhất bạn nên đặt nệm trên khung giường hoặc cấu trúc khác cho phép không khí lưu thông bên dưới.

Tấm bảo vệ nệm có giữ cho nệm không bị mốc không?

Tấm bảo vệ nệm giúp ích rất nhiều trong việc giữ cho nệm không bị nấm mốc, đặc biệt khi có khả năng chống thấm nước. Nhờ đó, mồ hôi và chất lỏng nào sẽ không có cơ hội rơi xuống nệm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Chúng cũng sẽ giữ độ ẩm xung quanh không thấm vào nệm. Ngay cả khi bạn có loại nệm chống nấm mốc, chẳng hạn như cao su, tấm bảo vệ vẫn là phụ kiện cần thiết để kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn nệm tiếp xúc với nấm mốc.

Tôi nên làm gì khi nệm bị mốc?

Nếu nệm có nấm mốc trên bề mặt, bạn có thể làm sạch bằng cách rắc baking soda lên, đợi khô rồi hút sạch. Điều này giúp tiêu diệt nấm mốc bằng cách hấp thụ nấm mốc và cho phép hút sạch chúng đi. Tuy nhiên, nấm mốc có nguy cơ đã xâm nhập sâu vào bên trong và không thể loại bỏ dễ dàng.

Thật không may, không có cách nào để làm sạch nệm chứa nấm mốc phát triển bên trong. Nếu tháo vỏ bọc đệm ra và phát hiện nấm mốc đã xâm nhập vào bên trong, điều duy nhất bạn có thể làm là vứt nệm đi.

Nệm hơi có bị mốc không?

Có, nệm hơi có thể bị mốc, giống như bất kỳ loại nệm khác. Nấm mốc có thể phát triển trên nệm hơi khi tiếp xúc với hơi ẩm, chẳng hạn như mồ hôi, nước tràn hoặc độ ẩm trong không khí. Nếu nệm hơi không được làm sạch và sấy khô đúng cách sau khi sử dụng, nấm mốc có thể bắt đầu phát triển trên bề mặt, dẫn đến mùi khó chịu và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trên nệm hơi, điều quan trọng là phải làm sạch và lau khô kỹ sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể lau mặt nệm bằng dung dịch tẩy rửa nhẹ, phơi khô hoàn toàn trước khi cất đi. Bạn cũng nên tìm và sửa chữa các lỗ trên đệm hơi mà không cần dùng nước để tìm ra vết thủng.

Kết luận

Điều cực kỳ quan trọng là phải ngăn nấm mốc xâm nhập vào nệm. Một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm là mua nệm chống nấm mốc và sử dụng thêm một tấm bảo vệ nệm chống thấm nước. Điều này sẽ đảm bảo bạn không bao giờ phải đối mặt với vấn đề này một lần nữa.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn có được lựa chọn tốt nhất cho giấc ngủ. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng thegioidemonline.com gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Hướng dẫn chọn nệm chống nấm mốc hiệu quả

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Điểm danh 99++ mẫu chăn ga gối homestay xu hướng 2024
Điểm danh 99++ mẫu chăn ga gối homestay xu hướng 2024
23-09-2024, 3:33 pm     46
Bạn có nhu cầu mua chăn ga gối cho homestay thì đừng bỏ lỡ mẫu chăn ga gối đẹp và chất lượng mà thegioidemonline gợi ý ngay dưới đây nhé!
Đọc vị tính cách qua thói quen ngủ hay ôm gối? Top 5 gối ôm chất lượng được ưa chuộng
Đọc vị tính cách qua thói quen ngủ hay ôm gối? Top 5 gối ôm chất lượng được ưa chuộng
23-09-2024, 3:47 pm     12
Bạn có biết thói quen ngủ hay ôm gối sẽ tiết lộ phần nào tính cách của bạn? Bài viết dưới dây thegioidemonline.com sẽ đọc vị tính cách qua thói quen ôm gối khi ngủ và gợi ý cho bạn 5 mẫu gối ôm chất lượng nhé!
Bật mí cách chọn chăn ga gối cho người cao tuổi? Gợi ý 5 mẫu chăn ga gối chất lượng cho người già
Bật mí cách chọn chăn ga gối cho người cao tuổi? Gợi ý 5 mẫu chăn ga gối chất lượng cho người già
17-09-2024, 5:30 pm     22
Chọn chăn ga gối cho người cao tuổi đừng bỏ qua những tiêu chí quan trọng được đề cập trong bài viết dưới đây. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp mang lại cho họ những giấc ngủ thoải mái và thư giãn hơn.
Nên chọn topper memory foam hay topper massage?
Nên chọn topper memory foam hay topper massage?
07-10-2023, 5:21 pm     88
Nếu tấm đệm hiện tại không đủ thoải mái, topper chính là giải pháp hữu ích. Vậy topper memory foam hay topper massage tốt hơn?
Hướng dẫn chọn đệm cho người hay thay đổi tư thế ngủ
Hướng dẫn chọn đệm cho người hay thay đổi tư thế ngủ
27-11-2023, 4:11 pm     43
Giống như người nằm ở tư thế cố định, người hay thay đổi tư thế ngủ cũng cần xem xét nhu cầu riêng mình khi chọn đệm mới. Cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng và các mẹo mua sắm hiệu quả.
Bố mẹ nên chọn chăn ga gối nào cho con khi vào đại học?
Bố mẹ nên chọn chăn ga gối nào cho con khi vào đại học?
26-08-2023, 11:35 am     83
Từ vỏ gối, vỏ chăn, topper đến các mẫu chăn đặc biệt, bài viết dưới đây sẽ gợi ý những món đồ chăn ga gối cần thiết cho con bạn khi bước chân vào đại học.
TRA CỨU ĐIỂM THÀNH VIÊN
Không có dữ liệu! SĐT không đúng hoặc không tồn tại.
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube
Tin khuyến mãi khác
Đánh giá

125 đánh giá về thegioidemonline.com