Giống như người nằm ở tư thế cố định, người hay thay đổi tư thế ngủ cũng cần xem xét nhu cầu riêng mình khi chọn đệm mới. Cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng và các mẹo mua sắm hiệu quả.
Người hay thay đổi tư thế ngủ khi ngủ có xu hướng đổi vị trí nằm suốt đêm. Không có tư thế nhất định, họ có thể thiếp đi ở bất kỳ tư thế nào trong 3 tư thế chính gồm nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, sau đó thức dậy ở tư thế khác. Giống như người có tư thế ngủ ưa thích duy nhất, người hay thay đổi tư thế ngủ cũng cần xem xét nhu cầu riêng của mình khi chọn đệm mới.
Hầu hết mọi người đều là người hay thay đổi tư thế ngủ về mặt lý thuyết, ngay cả khi họ thích một tư thế ngủ nào đó. Việc thay đổi vị trí nằm không tốt hay tệ hơn so với ngủ ở tư thế cố định, nhưng việc tìm được một tấm đệm đủ hỗ trợ và thoải mái sẽ gây ra khó khăn. Điều này do bản chất của việc hay thay đổi tư thế ngủ khiến quá trình tìm kiếm loại đệm phù hợp cho mọi vị trí trở nên khó khăn hơn. Cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng với người hay thay đổi tư thế ngủ và các mẹo để tạo nên chiếc giường lý tưởng nhất.
Bất kể tư thế ngủ chính là gì, hoặc ngay cả khi bạn chia đều thời gian ngủ cho cả 3 tư thế, việc điều chỉnh cột sống là điều quan trọng. Trong đó, một số tư thế tốt hơn cho cơ thể và duy trì cột sống thẳng hàng suốt đêm. Dưới đây là những ưu nhược điểm của từng tư thế ngủ cơ bản với người hay đổi tư thế nằm.
Nằm nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất, do nó tương tự tư thế bào thai mà hầu hết mọi người cảm thấy thoải mái bất kể tuổi tác. Phương pháp này cũng được người bị đau lưng và phụ nữ mang thai ưa chuộng. Người nằm nghiêng đặt phần lớn cơ thể lên 1 bên vai cũng như 1 bên hông, giảm đau ở lưng, bụng, cổ. Những người bị ngáy hoặc trào ngược axit cũng thấy nằm nghiêng tốt hơn. Nhược điểm của tư thế này là đẩy nhanh quá trình lão hóa khuôn mặt ở bên thường nằm đè lên. Đồng thời, khi nằm nghiêng, bạn có thể cần thêm một tấm đệm mềm đến trung bình, gối và phụ kiện ngủ để giữ cột sống thẳng hàng.
Nằm ngửa là tư thế ngủ được các bác sĩ và chuyên gia giấc ngủ khuyên dùng. Điều này do tư thế nằm ngửa thúc đẩy liên kết cột sống một cách tự nhiên. Tuy nhiên, những người dồn trọng lượng vào phần như người nặng cân, phụ nữ mang thai sẽ thấy đau lưng ở tư thế này. Ngoài ra, những người nằm ngửa dễ ngáy nhiều nhiều và trào ngược axit hơn. Nếu bạn là người hay thay đổi tư thế ngủ, nhưng hầu hết buổi đêm đều nằm ngửa, hãy cân nhắc những loại đệm cứng vừa đến trung bình dành cho người nằm ngửa.
Tư thế nằm sấp không được các bác sĩ, nhà trị liệu vật lý hoặc bác sĩ chỉnh hình khuyên dùng. Thực tế, tư thế này có khả năng gây đau đớn, khó chịu và liên kết cột sống kém. Người nằm sẽ thấy căng thẳng ở lưng và cổ, không được hỗ trợ đầy đủ bất kể số lượng gối hay thói quen ngủ lành mạnh bao nhiêu. Hầu hết người nằm sấp đều nghiêng đầu sang một bên vào buổi tối, nên dễ đau cổ vào ban ngày. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng với mẫu đệm từ cứng vừa đến cứng để bảo vệ cột sống, ngăn ngừa cơn đau tích tụ.
Căn chỉnh cột sống là điều cần thiết cho tư thế nằm, đặc biệt với người hay thay đổi tư thế ngủ. Cột sống luôn cần giữ thẳng từ vai xuống xương chậu, cho dù trẻ nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp. Cột sống bị lệch có thể gây đau nhức ở các điểm chịu áp lực cao, chẳng hạn như vai hoặc hông. Đệm đủ hỗ trợ cung cấp bề mặt phẳng phù hợp với các khu vực nhất định để điều chỉnh cột sống một cách hợp lý. Phần lớn khả năng hỗ trợ được quyết định bởi độ cứng đệm.
Thang cứng mềm của đệm gồm các mốc từ 1 đến 10, trong đó 1 là mềm nhất, 10 là cứng nhất . Độ cứng phù hợp cho bất kỳ người ngủ nào cũng được xác định bởi cân nặng và thể trạng của họ. Dưới đây là tổng quan về các mức độ cứng mềm khác nhau và độ cứng mềm phù hợp với người hay thay đổi tư thế ngủ.
Loại cơ thể/ Trọng lượng |
Độ cứng mềm lý tưởng |
Lý do chọn lựa |
Nhẹ cân |
Mềm - Mềm vừa |
Người nhỏ nhắn và nhẹ cân ít đè nén trên bất kỳ mặt đệm nào. Vì vậy, ngay cả đệm trung bình cũng tạo cảm giác chắc chắn với họ. Một tấm đệm mềm hơn giúp giảm căng thẳng hiệu quả, tăng cảm giác thoải mái. |
Cân đối |
Cứng vừa - Trung bình |
Người hay thay đổi tư thế ngủ thuộc nhóm cân nặng này hầu như luôn thích đệm trung bình. Cấu trúc này đem tới sự cân bằng giữa êm ái và khả năng hỗ trợ. |
Nặng cân |
Cứng – Rất cứng |
Người hay thay đổi tư thế ngủ nặng cân cần đệm cứng để cơ thể không chìm sâu quá mức như trên đệm mềm hoặc cứng vừa. Nhờ đó, cột sống luôn được giữ thẳng hàng. |
Khả năng phản ứng của đệm có thể đo lường một cách trực quan bằng cách ấn tay lên bề mặt và xem mất bao lâu để đàn hồi trở lại hình dáng ban đầu. Đệm đàn hồi tốt thường được người hay thay đổi tư thế ngủ ưa thích do giúp dễ trở mình hơn. Ví dụ, đệm memory foam có độ đàn hồi khá thấp, nên nhiều người cảm thấy như mắc kẹt trong đệm khi cố gắng thay đổi vị trí nằm. Ngoài ra, đệm đa tầng, đệm lò xo và đệm cao su đều có đàn hồi cao, giúp bạn dễ dàng chuyển từ nằm ngửa, nằm, nằm nghiêng sang nằm sấp suốt đêm dài. Thêm vào đó, độ cứng tối ưu của đệm bông ép cũng giúp người dùng trở mình dễ hơn.
Có 5 loại đệm chính trong ngành đệm và mỗi loại lại có tính năng vượt trội ở một số khía cạnh nhất định. Ví dụ, một số loại đệm giảm áp lực và đau nhức cực kỳ tốt, trong khi loại khác lại thoáng khí, mát mẻ hơn cho người dễ nóng bức.
Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra đặc điểm chính của từng loại đệm và đưa ra lưu ý về cách chúng mang lại lợi ích hoặc làm giảm trải nghiệm của người ngủ.
Đệm foam
Ưu điểm
Nhược điểm
Khuyến nghị của chúng tôi: Hãy tìm loại đệm memory foam nhiều tầng để dễ dàng thay đổi tư thế. Những loại có lớp tiện nghi mỏng đem tới sự hỗ trợ tốt hơn từ lớp nền tảng mà vẫn giảm áp lực đầy đủ.
Đệm bông ép
Ưu điểm
Nhược điểm
Khuyến nghị của chúng tôi: Đệm bông ép khá cứng với một số đối tượng sử dụng, đặc biệt là người thích nằm mềm, người đau lưng. Khi này, bạn có thể cân nhắc mẫu đệm đa tầng bông ép, kết hợp thêm vật liệu mềm như foam, cao su để nằm êm hơn.
Đệm cao su
Ưu điểm
Nhược điểm
Khuyến nghị của chúng tôi: Hãy tìm những chiếc đệm cao su có mức giá tầm trung nếu muốn bạn muốn tiết kiệm thêm. Một số mẫu đệm cao su tổng hợp có giá thấp hơn so với các sản phẩm tự nhiên.
Đệm lò xo
Ưu điểm
Nhược điểm
Khuyến nghị của chúng tôi: Hãy tìm loại đệm lò xo có nhiều hơn 1 lớp foam để cảm thấy êm ái hơn.
Đệm đa tầng
Ưu điểm
Nhược điểm
Khuyến nghị của chúng tôi: Hãy tìm loại đệm đa tầng giảm áp lực hiệu quả, trong khi vẫn duy trì độ đàn hồi cao so với đệm memory foam để dễ dàng thay đổi tư thế.
Bây giờ bạn đã hiểu tại sao một số khía cạnh về kết cấu và hiệu suất của đệm ảnh hưởng đến người hay thay đổi tư thế ngủ. Dưới đây là danh sách các yếu tố cần cân nhắc khi bạn lựa chọn đệm mới.
Kiểu cơ thể
Loại cơ thể và cân nặng của người nằm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng mềm phù hợp. Như đã đề cập, người nhẹ cân phù hợp với những tấm đệm mềm hơn, người cân đối phù hợp với đệm trung bình và cứng vừa, trong khi người nặng cân thích đệm cứng. Chúng tôi khuyên bạn nên căn cứ vào mức độ cứng mềm dựa trên loại cơ thể và tư thế ngủ thuận lợi.
Tư thế ngủ yêu thích
Trước khi mua sắm, chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý tư thế ngủ ưa thích của mình về đêm. Khá hiếm người ngủ chia đều thời gian của mình cho 3 tư thế ngủ chính. Ngay cả khi thấy mình chia đều thời gian 50/50 cho 2 tư thế ngủ chính, điều này vẫn giúp bạn xác định loại và chất lượng đệm có khả năng cao mang lại giấc ngủ đêm lành mạnh cho cơ thể.
Chuyển động, hỗ trợ cạnh và ngủ chung
Nếu bạn ngủ cùng ai đó hoặc thú cưng, khả năng cách ly chuyển động, giảm tiếng ồn và hỗ trợ cạnh viền đệm phải là những phẩm chất hàng đầu cần được ưu tiên hàng đầu. Một tấm đệm giảm thiểu chuyển động vượt trội sẽ đảm bảo bạn hoặc nửa kia có thể thay đổi tư thế ngủ thoải mái suốt đêm mà không ảnh hưởng người khác. Một tấm đệm gần như im lặng khi lực tác động sẽ làm tăng cơ hội cho cả 2 bên có được giấc ngủ ngon. Đối với các cặp vợ chồng hoặc cá nhân là người già, người nhẹ cân hoặc khuyết tật, một tấm đệm hỗ trợ cạnh viền giúp việc ra vào hoặc ngồi ở mép giường dễ dàng hơn.
Chính sách bảo hành và nằm thử
Giống như chúng tôi đã đề cập, không có loại đệm nào phù hợp cho tất cả những người hay thay đổi tư thế ngủ. Bên cạnh sự khác biệt về tần suất sử dụng các tư thế nằm, các yếu tố khác như trọng lượng cơ thể, ngân sách và sở thích cá nhân đều ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn đệm. Hầu hết các cửa hàng uy tín đều có dịch vụ nằm thử đệm trực tiếp. Hơn nữa, một tấm đệm được bảo hành đầy đủ sẽ đảm bảo giá trị lâu dài của chiếc đệm. Một tấm đệm không phải là khoản tiền nhỏ và hầu hết các công ty đệm đều đưa ra chính sách bảo hành trên 3 năm). Chính sách tuyệt vời này sẽ đảm bảo bạn đổi trả đệm khi bị hư hỏng hoặc phát hiện lỗi trong thời gian bảo hành.
Người hay thay đổi tư thế ngủ là gì?
Người hay thay đổi tư thế ngủ hầu hết không ngủ ở 1 dáng nằm - nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc nằm sấp, mà luân phiên giữa chúng suốt đêm. Người nằm nghiêng hay đổi tư thế có thể xoay chuyển giữa cả 2 hoặc 3 vị trí, chẳng hạn như nằm nghiêng kết hợp với nằm ngửa/ nằm sấp.
Loại đệm nào tốt nhất cho người hay thay đổi tư thế ngủ?
Đệm tốt nhất cho người hay thay đổi tư thế thường là cứng vừa, trung bình và đủ đàn hồi để dễ dàng thay đổi giữa các tư thế ngủ.
Độ cứng đệm nào là tốt nhất cho người hay thay đổi tư thế?
Chúng tôi thường khuyên dùng đệm cứng vừa cho người hay thay đổi tư thế nằm để đáp ứng tối ưu nhu cầu của nhiều tư thế ngủ. Tùy thuộc vào tư thế ngủ chủ yếu, bạn có thể nằm mềm hoặc cứng hơn. Nếu bạn chủ yếu nằm ngửa/ nằm nghiêng, hãy chọn đệm mềm vừa để giảm áp lực lên vai và hông khi nằm nghiêng mà vẫn được hỗ trợ khi nằm ngửa. Nếu chủ yếu nằm ngửa/ nằm sấp, bạn có thể chọn một chiếc đệm cứng để nâng hông ngang với bụng và duy trì tư thế cân bằng ở lưng.
Loại gối nào tốt nhất cho người hay thay đổi tư thế ngủ?
Giống như đệm, người hay thay đổi tư thế ngủ cần 1 chiếc gối tốt cho mọi tư thế ngủ. Điều này có nghĩa gối không được quá cao hoặc quá thấp mà nên đâu đó ở giữa.
Memory foam có tốt cho người hay thay đổi tư thế ngủ không?
Đặc tính ôm sát của memory foam đôi khi khiến người nằm chìm xuống bề mặt đệm. Nhiều người thích thú với tính năng này, nhưng nó có thể gây khó khăn khi cần thay đổi từ tư thế này sang tư thế khác. Nếu bạn thực sự quan tâm đến memory foam, hãy đảm bảo tấm đệm bạn đang lựa chọn có đàn hồi tốt không, bởi điều này sẽ giúp bạn lật xoay dễ dàng hơn.
Làm cách nào để đệm không di chuyển khi người nằm cùng di chuyển?
Bạn lo lắng về việc đánh thức người nằm cạnh khi chuyển từ tư thế ngủ này sang tư thế ngủ khác? Hãy đầu tư vào một tấm đệm có khả năng cách ly chuyển động tốt như đệm cao su, đệm đa tầng, đệm bông ép và đệm foam.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn có được lựa chọn tốt nhất cho giấc ngủ. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng thegioidemonline.com gần nhất.
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.
Có 5 125 đánh giá về thegioidemonline.com