Bệnh hẹp cột sống sẽ khiến bạn mất ngủ và đau nhức vào mỗi sáng thức dậy. Khi này, bạn cần một chiếc đệm phù hợp để ngủ ngon, ngủ sâu hơn.
Khi bạn ngủ, cơ thể thường giữ một tư thế suốt đêm. Đó không phải vấn đề với đa số mọi người, nhưng lại tích tụ áp lực và gây đau nhức cho bệnh nhân hẹp ống sống.
Theo đó, hẹp ống sống là tình trạng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, từ đó dẫn đến đau lưng và cổ cùng nhiều vấn đề khác, bao gồm cả chất lượng giấc ngủ. Mặc dù chưa có cách chữa trị cụ thể nhưng việc thay đổi lối sống giúp kiểm soát tình trạng bệnh dễ hơn.
Việc nâng cấp đệm sẽ giảm thiểu một số cơn đau bằng cách căn chỉnh cột sống và giải tỏa các điểm áp lực. Cùng xem xét một số loại đệm tốt nhất cho bệnh hẹp cột sống để đảm bảo bạn thức dậy với cảm giác phục hồi mỗi sáng.
Cột sống chứa một mảng đốt sống và đĩa đệm cột sống - dây chằng được thiết kế để hấp thụ tác động giữa các đốt sống. Ngược lại, tủy sống là một chuỗi các đầu dây thần kinh chạy qua và từ cột sống đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não.
Khi bị hẹp cột sống, tình trạng foramina - các ống xương nơi tủy sống chạy - bắt đầu thu hẹp lại. Lối đi hẹp để lại ít không gian cho dây thần kinh, gây ra các vấn đề bao gồm đau nhức, ngứa ran, tê quanh chân, cánh tay và lưng. Các triệu chứng khác bao gồm đi lại khó khăn, đau thần kinh tọa, tiểu không tự chủ, đau nhức và yếu cơ.
Hẹp ống sống gồm 3 loại xảy ra lần lượt ở cổ, ngực và thắt lưng. Hẹp ống sống cổ là khi phần trên cùng (vùng cổ) cột sống bị thu hẹp lại. Hẹp ống sống ngực là khi phần giữa (vùng giữa lưng) của cột sống bị thu hẹp lại. Hẹp ống sống thắt lưng là khi phần dưới cùng (vùng lưng dưới) của cột sống bị thu hẹp lại. Bạn có thể mắc 1 hoặc tất cả các loại cùng lúc.
Bất kể bạn mắc loại hẹp ống sống nào thì nguyên nhân đều giống nhau. Tình trạng này thường xảy ra theo tuổi tác và kéo dài nhiều năm. Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp cột sống, bên cạnh vấn đề hao mòn liên quan đến lão hóa.
Mặc dù không có cách chữa trị chứng hẹp ống sống, các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm corticosteroid và phẫu thuật. Các bác sĩ vật lý trị liệu cho rằng, cơn đau cùng các triệu chứng hẹp cột sống khác thường đỡ hơn khi nằm tư thế trung lập hoặc uốn cong.
Do đó, họ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập và hoạt động hàng ngày mà không gây căng thẳng hoặc cong lưng. Tư thế nằm sấp cũng đem lại vấn đề tương tự do buộc phải giãn cột sống. Do đó, người bệnh thường được khuyên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
Loại đệm ngủ ảnh hưởng lớn đến cảm giác thoải mái và mức độ đau đớn khi bị hẹp cột sống. Nó cũng ảnh hưởng đến độ bền, cảm giác cùng giá đệm.
Memory foam là một trong những loại nệm tốt cho người bị hẹp cột sống nhờ khả năng giảm áp lực. Đệm linh hoạt theo hình dáng cơ thể người nằm, hấp thụ mọi áp lực tích tụ khi bạn nằm xuống.
Người bệnh cột sống thường thấy đây là loại đệm giảm áp lực tuyệt vời. Khi các điểm áp lực được đệm thêm và nâng niu, bạn sẽ giảm thiểu đau nhức tối đa.
Nhược điểm lớn nhất của memory foam là gây khó chịu. Một số người cho biết họ cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, không thể cử động khi ngủ trên đệm memory foam dp cảm giác “ôm sát”. Trong khi đó, những người khác lại nói đệm quá nóng để ngủ.
Nếu khía cạnh giảm đau của giường xốp hoạt tính khiến bạn tò mò nhưng bạn lại sợ cảm thấy nóng hoặc bị mắc kẹt trên giường, hãy xem những chiếc giường được làm bằng bọt hoạt tính có nguồn gốc từ thực vật, đồng hoặc gel. Những loại mút hoạt tính này phản ứng nhanh và thoáng khí hơn so với mút hoạt tính truyền thống.
Cao su tự nhiên là chất liệu bền chắc và mát mẻ, được làm từ nhựa cây cao su. Nó được biết đến là giải pháp thay thế bền vững cho memory foam, nhưng không chìm sâu bằng. Đệm cao su có độ đàn hồi cao hơn, hỗ trợ tốt hơn. Tính năng này rất tốt cho một số người, nhưng không phải tất cả.
2 loại mủ tự nhiên gồm Talalay và Dunlop. Cả 2 đều có nguồn gốc tự nhiên, nhưng có phương thức sản xuất khác nhau. Dunlop chắc chắn và hỗ trợ tốt hơn, trong khi Talalay mềm hơn chút và gần giống memory foam hơn.
Cao su tự nhiên không phải là loại cao su duy nhất bạn gặp khi tìm kiếm mẫu đệm này. Một số thương hiệu sản xuất cao su tổng hợp hoặc cao su hỗn hợp có nguồn gốc nhân tạo. Mặc dù 2 loại này gần giống cao su tự nhiên về mặt cảm giác, nhưng lại không tốt cho môi trường và không bền bằng.
Đệm lò xo liên kết được tạo thành từ các cuộn lò xo hình đồng hồ cát và đôi khi thêm lớp pillow top. Lớp tiện nghi này thường làm từ len, cotton, polyester hoặc các loại sợi khác để tạo cảm giác êm ái như đám mây.
Mặc dù đệm lò xo liên kết được biết đến với khả năng thoáng khí và hỗ trợ nhưng chúng không phải mẫu đệm có tuổi thọ lâu nhất. Các cuộn lò xo liên kểt dễ bị đứt, khiến đệm dễ bị trầy xước hoặc hỏng rách. Cùng với đó, lớp pillow top dễ bị vón cục, dịch chuyển khỏi vị trí, giảm thiểu hiệu quả thư giãn theo thời gian.
Khi bắt đầu hao mòn, đệm lò xo liên kết bắt đầu gây đau nhức, không còn khả năng hỗ trợ, đặc biệt với người bị hẹp cột sống.
Đệm đa tầng là sự kết hợp giữa các tính năng của lò xo và foam/ cao su. Bằng cách này, bạn có thể tận hưởng sự hỗ trợ của đệm lò xo, trong khi vẫn giảm áp lực tốt như đệm foam.
Lớp tiện nghi của đệm đa tầng được làm từ cao su hoặc memory foam, mặc dù một số loại đệm còn có len hoặc bông. Khác với lớp tiện nghi mỏng 2-3cm ở đệm lò xo liên kết, lớp thoải mái ở đệm đa tầng phải dày ít nhất 5cm.
Lớp hỗ trợ của đệm đa tầng chứa các cuộn lò xo riêng lẻ bọc trong vải. So với lò xo liên kết, lò xo túi không kêu cót két hay làm rách đệm. Do các cuộn dây độc lập với nhau, nên chúng hỗ trợ cơ thể bạn một cách chặt chẽ, mang lại sự thoải mái tối đa.
Độ cứng đệm đề cập đến cảm giác cứng mềm khi bạn nằm lên. Tư thế ngủ là yếu tố chính cần cân nhắc khi chọn độ cứng đệm do nó ảnh hưởng đến nhu cầu cá nhân.
Với bệnh hẹp cột sống, chúng tôi khuyên bạn nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Bạn cần tránh nằm sấp càng nhiều càng tốt để không gây căng thẳng cho cột sống.
Đệm cho người nằm nghiêng phải có cảm giác mềm hoặc trung bình. Đệm mềm cho phần hông vai, đồng thời điều chỉnh cột sống để ngăn chặn mọi cơn đau nhói vào ban đêm.
Người hẹp cột sống nằm ngửa cảm thấy thoải mái nhất trên đệm cứng vừa đến cứng. Những loại đệm này hỗ trợ cột sống tốt mà không tích tụ áp lực xung quanh vùng thắt lưng.
Ngay cả khi nắm được các nguyên tắc kể trên, việc tận dụng thời gian nằm thử đệm để trải nghiệm thực tế vẫn luôn hữu ích. Nếu đệm quá cứng hoặc quá mềm với bạn, hầu hết các công ty sản xuất nệm đều có chính sách hoàn trả đơn giản, miễn là bạn giữ được đệm nguyên vẹn.
Loại đệm nào tốt nhất cho người bị hẹp ống sống?
Khi phải vật lộn với chứng hẹp cột sống, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những tấm đệm có lớp êm ái dày để giảm áp lực. Một số loại đệm tuyệt vời cho chứng hẹp cột sống bao gồm memory foam, cao su và đa tầng. Mẫu đệm nào tốt hơn còn tùy thuộc vào sở thích và cùng ngân sách cá nhân.
Bác sĩ chỉnh hình khuyên dùng loại đệm nào?
Hầu hết các bác sĩ chỉnh hình khuyên dùng đệm dựa trên tư thế ngủ và bất kỳ bệnh lý nào mà bạn đang mắc phải, chẳng hạn như chứng hẹp cột sống. Hãy so sánh các độ cứng đệm khác nhau để xem đâu là mẫu giúp điều chỉnh cột sống phù hợp với tư thế ngủ.
Đệm nên cứng đến mức nào cho người bị hẹp cột sống?
Không có độ cứng đệm nào dành riêng cho chứng hẹp cột sống. Độ cứng đệm thay đổi tùy theo loại cơ thể và tư thế ngủ, bất kể bạn có mắc bệnh mãn tính hay không. Đệm cần có độ cứng vừa để căn chỉnh cột sống, đồng thời êm ái những phần có thể nặng nhất. Hãy kê 1 chiếc gối dưới đầu gối khi nằm ngửa hay sử dụng gối ôm khi nằm nghiêng để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.
Chúng tôi khuyên bạn nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa khi bị hẹp ống sống để tìm lại sự vững chắc từ đó. Người nằm nghiêng nên sử dụng đệm mềm đến trung bình, còn người nằm ngửa và nằm sấp nên sử dụng đệm cứng vừa đến cứng. Hãy luôn tận dụng các thử nghiệm về giấc ngủ để xác định độ cứng phù hợp và xem nó có giúp bạn giảm đau không.
Đệm chất lượng kém có thể gây hẹp cột sống?
Đúng vậy, đệm không tốt có thể gây chứng hẹp ống sống. Nó không chỉ xảy ra sau 1 đêm mà là sau nhiều năm sử dụng đệm không đủ nâng đỡ.
Đệm kém chất lượng có thể là chiếc đệm đã cũ, mòn và không còn hỗ trợ, nhưng nó cũng có thể không phù hợp với bạn. Điều quan trọng là sử dụng đệm phù hợp với loại cơ thể và tư thế ngủ để phân bổ trọng lượng cơ thể và cân bằng cột sống tự nhiên.
Bệnh nhân hẹp cột sống nên nằm tư thế nào?
Khi vật lộn với chứng hẹp cột sống, bạn tốt nhất nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để không tạo thêm gánh nặng cho cột sống. Tư thế nằm sấp tạo nhiều áp lực lên cột sống, khiến cơn đau trầm trọng hơn và gây khó ngủ. Nếu bạn thích nằm nghiêng, hãy cong đầu gối về phía ngực. Việc uốn người theo tư thế bào thai sẽ tạo ra khoảng trống giữa các đĩa đệm cột sống, giảm áp lực và đau đớn.
Mặc dù dáng nằm ngửa có lợi cho chứng hẹp cột sống, hãy cân nhắc mua giường tự điều chỉnh để kê cao phần thân trên khi ngủ. Tư thế này giúp giảm căng thẳng cho cột sống thắt lưng cùng nhiều lợi ích khác.
Việc thay đệm mới không khắc phục được chứng hẹp cột sống, nhưng giúp bạn bớt khó chịu hơn nhiều khi ngủ vào ban đêm. Nó cần phù hợp với tư thế ngủ và thể trạng của bạn. Bằng cách này, cột sống luôn ở trạng thái cân bằng và bạn không gặp bất kỳ áp lực gây nào gây đau nhức. Ngay cả khi chọn được tấm đệm phù hợp, hãy nói chuyện với bác sĩ về những phương pháp cải thiện căn bệnh.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn có được lựa chọn tốt nhất cho giấc ngủ. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng thegioidemonline.com gần nhất.
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.
Có 5 125 đánh giá về thegioidemonline.com