Sau thời gian dài sử dụng rất dễ xảy ra tình trạng đệm cao su bị đen. Điều này không những làm mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Những cách xử lý đệm cao su bị đen hiệu quả dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Dù có nhiều ưu điểm, đệm cao su vẫn có thể gặp phải một số vấn đề trong quá trình sử dụng, trong đó hiện tượng đệm cao su bị đen là một vấn đề khá phổ biến và gây nhiều lo lắng cho người dùng.
Hiện tượng đệm cao su bị đen là tình trạng bề mặt đệm xuất hiện các vết đen hoặc các mảng màu đen. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng.
Đệm cao su bị đen có thể là do những nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Khi đệm được đặt trong một môi trường ẩm ướt thì nước có thể thấm vào bề mặt đệm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Nấm mốc thường xuất hiện dưới dạng các đốm đen hoặc mảng đen trên bề mặt đệm. Đặc biệt trong mùa mưa hoặc ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, tình trạng này dễ dàng xảy ra nếu đệm không được bảo quản đúng cách.
Việc phơi đệm cao su trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc bề mặt đệm thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ từ bàn là, máy sấy…có thể làm biến đổi các chất hóa học trong cao su, khiến đệm bị ngả màu và xuất hiện các vết đen.
Nếu không vệ sinh đệm cao su thường xuyên thì rất dễ khiến đệm cao su bị đen, nấm mốc, mùi hôi…do mồ hôi thấm vào đệm.
Việc dùng quá nhiều nước để vệ sinh đệm cao su và không để đệm khô hoàn toàn sau khi vệ sinh có thể dẫn đến tình trạng ẩm ướt bên trong đệm, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển khiến đệm cao su bị đen. Ngoài ra việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc không phù hợp với chất liệu cao su cũng có thể là nguyên nhân. Các hóa chất trong những sản phẩm này có thể phản ứng với cao su, dẫn đến việc bề mặt đệm bị biến màu hoặc xuất hiện các vết đen.
Nếu không may làm đổ đồ ăn, nước uống ra bề mặt đệm cao su mà không xử lý đúng cách thì rất dễ gây nấm mốc, ố vàng…khiến đệm bị đen.
Các loại đệm cao su kém chất lượng thường được sản xuất từ các vật liệu không đạt tiêu chuẩn, dễ bị xuống cấp và hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng. Những loại đệm này không chỉ dễ bị nấm mốc mà còn có khả năng bị biến màu và xuất hiện các vết đen nhanh hơn so với đệm cao su chất lượng cao.
Ngay cả với đệm cao su chất lượng cao, việc sử dụng trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng xuống cấp tự nhiên của chất liệu. Cao su có thể bị oxy hóa và mất dần tính đàn hồi, đồng thời bề mặt đệm có thể xuất hiện các vết đen do sự tích tụ của bụi bẩn và mồ hôi.
Chanh là một chất tẩy rửa tự nhiên nhờ chứa một hàm lượng axit cao có tác dụng tẩy sạch vết bẩn, vết mốc đen và khử mùi ẩm mốc nhanh chóng. Các bước để xử lý đệm cao su bị đen bằng chanh như sau:
Bạn có thể sử dụng bột baking soda để khử mùi và tẩy rửa các vết bẩn cứng đầu trên đệm cao su dễ dàng theo hướng dẫn dưới đây:
Nếu vết bẩn, nấm mốc, vết đen cứng đầu, và bám trên bề mặt nệm đã lâu thì bạn có thể thử dùng cồn để xử lý.
Với cách tẩy vết ố mốc trên đệm cao su này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Phấn rôm vừa giúp làm sạch vết bẩn mà còn giúp chống ấm mốc và khử mùi rất hiệu quả. Cách thực hiện thì tương tự như với baking soda, đó là
Bạn có thể sử dụng một số loại hóa chất tẩy rửa nấm mốc đen chuyên dụng và an toàn như dung dịch amoniac, thuốc tím, các sản phẩm chứa chất Clo2,…để xử lý đệm cao su bị đen. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các sản phẩm diệt mốc có chứa thành phần có chứa thành phần encapsulate hoặc mold barrier giúp ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả. Chẳng hạn bạn có thể kết hợp thuốc tím với amoniac theo các bước sau:
Đúng như tên gọi, tấm bảo vệ đệm sẽ giúp bảo vệ đệm khỏi bụi bẩn và hạn chế việc thấm hút nước vào bên trong đệm. Nhờ đó giúp giảm thiểu tình trạng đệm bị đen do các tác nhân này gây ra. Khi nước chẳng may đổ ra giường thì bạn chỉ cần nhanh chóng tháo tấm bảo vệ ra khỏi đệm thì nước sẽ không thấm xuống đệm.
Ga chống thấm là loại ga được phủ thêm một lớp màng chống thấm bằng màng TPU hay lớp phủ Nano với khả năng chống thấm nước hiệu quả. Khi nước đổ xuống giường thì sẽ không thể thấm qua lớp này nên sẽ không bị thấm xuống dưới đệm. Bạn chỉ cần dùng khăn khô lau hết nước đi là được. Điều này giúp đệm luôn luôn sạch sẽ, không bị ẩm mốc. Chính vì thế, nhà có trẻ nhỏ thường xuyên tè dầm hay nôn trớ thì ga chống thấm là một sản phẩm vô cùng hữu ích.
Việc giữ cho môi trường ngủ luôn thông thoáng sẽ giúp cho đệm không gặp phải tình trạng ẩm mốc, vết đen hay mùi hôi khó chịu. Bạn nên thường xuyên mở cửa phòng, cửa sổ để không khí được lưu thông. Ngoài ra, vào trong những ngày thời tiết nồm ẩm, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy hút ẩm trong phòng ngủ để giảm thiểu độ ẩm trong không khí.
Việc vệ sinh đệm cao su định kỳ là hết sức cần thiết để giữ cho đệm luôn luôn sạch sẽ, từ đó tránh được tình trạng đệm bị đen. Lưu ý trong quá trình sử dụng nếu đệm dính bẩn thì cần được xử lý ngay. Một vấn đề quan trọng nữa đó là nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng dành riêng cho đệm cao su hoặc các dung dịch tẩy rửa nhẹ, không chứa hóa chất mạnh.
Ga trải giường cần được tháo ra khỏi đệm và đem đi giặt giũ sau 1-2 tuần sử dụng để bề mặt đệm luôn trong tình trạng sạch sẽ.
Việc ăn uống trên giường có thể khiến thức ăn, đố uống rớt xuống đệm. Nếu không được xử lý đúng cách thì ố mốc sẽ xuất hiện. Để tránh tình trạng này thì tốt nhất không nên ăn uống trên giường.
Bài viết trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn biết cách xử lý đệm cao su bị đen nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà. Để được tư vấn và chọn mua đệm cao su chính hãng, vui lòng liên hệ Hotline hoặc ghé cửa hàng Thegioidemonline gần nhất!
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.
Có 5 125 đánh giá về thegioidemonline.com