Đệm bông ép bị mốc không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến đệm nhanh hư hỏng mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người nằm. Chính vì thế, bạn cần nhanh chóng xử lý vết ố mốc trên đệm theo hướng dẫn mà thegioidemonline chia sẻ ngay dưới đây.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đệm bông ép bị mốc, có thể kể đến như:
Độ ẩm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mốc trên đệm bông ép. Khi độ ẩm trong không khí cao, đặc biệt là trong những mùa mưa hoặc trong những khu vực có khí hậu ẩm ướt, hơi nước dễ dàng ngấm vào trong đệm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây mốc trên bề mặt và lõi đệm.
Nấm mốc thường gây ra mùi hôi khó chịu, khiến người nằm khó đi vào giấc ng, ngủ không sâu giấc, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Không chỉ thế, đệm bị mốc thường mất đi các đặc tính ban đầu, khiến cho người nằm cảm thấy không thoải mái dẫn đến tình trạng đau lưng, mệt mỏi khi ngủ dậy.
Nấm mốc không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ăn mòn và phá hủy các sợi bông bên trong, làm cho đệm dễ bị rách, hỏng hóc và mất đi những đặc tính ban đầu của nó. Điều này làm giảm tuổi thọ của đệm và khiến cho đệm không còn đảm bảo được chức năng hỗ trợ cơ thể khi nằm.
Việc đệm bông ép xuất hiện mốc, bụi bẩn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, cụ thể:
Trước tiên, bạn cần phải giặt sạch tất cả chăn ga gối đệm và hút bụi bẩn trên đệm. Nên sử dụng loại máy hút bụi chuyên dụng cho đệm, có gắn cọ để có thể làm sạch mọi bụi bẩn trên bề mặt đệm.
Nước sạch thông thường không thế xử lý được những vết ố mốc trên đệm bông ép. Chính vì thế, bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng, ưu tiên những chất làm sạch từ thiên nhiên để đánh bay nấm mốc cứng đầu. Dưới đây là một số chất xử lý vết ẩm mốc, ố vàng đệm bông ép hiệu quả tại nhà dành cho bạn:
Khi các vết nấm mốc đã được loại bỏ bằng các chất làm sạch rồi thì bạn nên sử dụng một chiếc khăn ẩm để lau sạch bề mặt đệm.
Sau khi đã làm xong tất cả các bước trên, bạn cần đem đệm đi phơi ở những nơi thoáng mát và có nắng vừa phải. Lưu ý cần phơi cho đến khi đệm khô hoàn toàn thì mới tiếp tục sử dụng để tránh nấm mốc phát triển trở lại.
Bạn hoàn toàn có thể hạn chế được tình trạng đệm bị nấm mốc bằng cách áp dụng cách tuân theo các hướng dẫn sau:
Để hạn chế bụi bẩn, mồ hôi, nước... tiếp xúc trực tiếp với đệm thì bạn nên sử dụng thêm ga trải giường. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn cần cân nhắc dùng ga chống thấm trải lên đệm trước khi trải ga trải giường để giúp bảo vệ đệm tốt hơn.
Ga trải giường cần được giặt thường xuyên 7 - 10 ngày 1 lần để đảm bảo ga giường luôn sạch sẽ. Ngoài ra, hàng tháng bạn cũng cần tháo rời vỏ áo đệm và mang chúng đi giặt. Việc giặt ga giường có thế thực hiện bằng máy giặt hoặc bằng tay một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể dùng thêm nước xả vải để chúng giữ được độ mềm mịn và hương thơm dễ chịu.
Để giữ cho đệm luôn sạch như mới cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn cần vệ sinh đệm định kỳ sau mỗi 3-4 tháng. Với vỏ áo đệm thì bạn chỉ cần tháo rời và mang chúng đi giặt. Còn với ruột đệm thì bạn có thể lấy gậy đập lên bề mặt ruột đệm rồi dùng máy hút bụi để hút đi bụi bẩn, nấm mốc.
Phòng ngủ cần được sạch sẽ và thoáng mát, tránh ẩm thấp để hạn chế nấm mốc sinh sôi và phát triển. Bạn cần thường xuyên quét dọn phòng, mở cửa sổ thường xuyên cho phòng thông thoáng. Ngoài ra có thể sử dụng máy hút ẩm trong những ngày nồm ẩm.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được những vết ố mốc trên chiếc đệm bông ép của mình. Đồng thời cũng biết được những cách phòng ngừa đệm bị mốc hiệu quả để có một không gian nghỉ ngơi sạch sẽ và an toàn hơn. Để được tư vấn và chọn mua đệm bông ép, vui lòng liên hệ Hotline hoặc ghé cửa hàng Thegioidemonline gần nhất!
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.
Có 5 125 đánh giá về thegioidemonline.com