Đệm lò xo với thiết kế nguyên khối và cồng kềnh nên viêc vệ sinh đệm lò xo chúng ta thường phải liên hệ tới các dịch vụ giặt đệm chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành chăn ga gối đệm, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp hay giúp bạn có thể tự vệ sinh đệm lò xo tại nhà.
>> Những sắc hoa mới cho phòng ngủ
Ngày nay, đối với mọi gia đình Việt Nam thì sản phẩm đệm nói chung và sản phẩm đệm lò xo nói riêng là vật dụng có thể sử dụng quanh năm. Đặc thù khi hậu nước ta là nhiệt đới ẩm nên việc vệ sinh đệm định kỳ là cần thiết sẽ giúp ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Một số gia đình khi sử dụng đệm lò xo có sử dụng thêm sử dụng ga chống thấm thì việc vệ sinh thường xuyên vẫn nên làm vì bản thân đệm cũng bị bám bụi bẩn trong không khí khi dùng trong thời gian dài. Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh đệm lò xo để loại trừ bụi bẩm, vết ố hay nhưng loại vi khuẩn ký sinh trên bề mặt đệm mà không sợ gây hại đến độ bền của mặt đệm.
Việc giặt đệm lò xo chia thành 3 bước:
Bước thứ nhất: Giặt vỏ bọc đệm lò xo
Việc đầu tiên chúng ta sẽ thảo rời vỏ đệm ra khỏi hệ thống lò xo. Việc vệ sinh vỏ đệm thì bạn nên ngâm trong nước ấm dưới 40 độ C với bột giặt thông thường. Với những vết ố trên vỏ đệm thì trước khi ngâm với bột giặt bạn có thể sử dụng một chút dấm hay nước sô đa đổ trực tiếp vào vết ố. Dấm hay nước sô đa sẽ nhanh chóng tách vết ổ bẩn ra khỏi vỏ đệm một cách dễ dàng trong vòng 10 phút.
Bước thứ 2: Làm sạch bề mặt đệm
Với bề mặt đệm thì không tách rời được khỏi đệm nên bạn phải vệ sinh tại chỗ. Bề mặt đệm lò xo thường chia thành 2 kiểu: Sử dụng lớp Pillow Top và không sử dụng lớp này.
Trong quá trình sử dụng, bề mặt đệm là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người vì vậy sẽ là nơi hấp thụ mồi hôi, chất dịch hay nước tiểu trẻ em, bụi bám trong không khí cũng sẽ bám vào những khe rãnh trên bề mặt đệm nên chúng ta cần vệ sinh nó một cách kỹ càng.
Với mùi hôi hay vết bẩn thì bạn có thể sử dụng nước sô đa phun lên bề mặt đệm. Nước sô đa là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể và trông giống như bột, hơi mặn và có tính kiềm nên nó có khả năng khử sạch mùi hôi hay tẩy ố các vết bẩn rất tốt. Sau chừng 30 phút, bạn sử dụng máy hút bụi để làm khô nước sô đa trên bề mặt đệm. Với những loại đệm sử dụng lớp Pillow Top, bạn sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn bám trên những khe rãnh trên đệm. Với vết bẩn là máu khô lâu ngày bạn thì ô xy già. Oxy già chính là khắc tinh của những vết bẩn dạng này.
Chú ý Không rắc bột giặt trực tiếp lên bề mặt đệm và đổ thẳng nước vào. Cách làm này không những không sạch mà còn làm cho bột giặt & bụi bẩn bám sâu vào trong đệm.
Bước cuối cùng: Làm khô sau khi vệ sinh
Công đoạn cuối cùng là phơi đệm cho khô
Với vỏ đệm lò xo và bề mặt đệm, bạn có thể phơi ở những nơi có gió, phơi dưới mái che để đảm bảo lớp mút trong vỏ đệm không bị ánh nắng làm tổn hại. Trong những lúc thời tiết ẩm ướt và gió nồm hay chiếc đệm lò xo của bạn khá nặng nên khó di chuyển xa thì bạn có thể phơi trong nhà và dùng quạt thổi trực tiếp vào vỏ đệm hay bề mặt đệm.
Chú ý trong lần giặt đệm lò xo đâu tiền thì vỏ đệm với chất liệu cotton 100% sẽ bị co trong lần giặt đầu tiên. Với những thương hiệu đệm lò xo uy tín luôn làm dung sai vỏ đệm là cộng trừ 3% so với lõi đệm nên bạn hoàn toàn yên tâm khi lồng vỏ vào hệ thống lò xo.
Thật đơn giản phải không nào, chỉ cần 3 bước trên bạn đã có thể tự giặt đệm lò xo cho phòng ngủ của mình. Bạn hãy làm thử theo những bước chúng tôi vừa chia sẻ nhé, bạn sẽ thấy được tính hiệu quả không ngờ của nó mang lại.