Ruột gối vì sao phải vệ sinh dù thay giặt vỏ gối hàng tuần? Thực tế, chúng không hề sạch như bạn nghĩ, vỏ gối không ngăn được 100% bụi bẩn và vi khuẩn có hại.
Về cơ bản, bạn không thể sống thiếu gối. Gối nâng đỡ đầu hàng đêm, gối ôm vào lòng hay gối gác chân cho cảm giác thư giãn…
Bạn đã được khuyến cáo là phải vệ sinh chăn ga gối đệm định kỳ và thế là bạn đã thực hiện nó hàng tuần. Tuy nhiên, bạn lại quên lơ đi phần ruột gối.
Phải giặt cả ruột gối ư? Đúng vậy, tôi không đùa bạn đâu. Ngay cả khi bạn vệ sinh vỏ gối thường xuyên thì bạn vẫn phải giặt ruột gối và thay mới sau một thời gian sử dụng.
Thực tế là khi bạn đang mơ mộng với những điều tốt đẹp, thì chiếc ruột gối của bạn cũng cực kỳ bận rộn thu gom những tế bào da chết, mồ hôi, mạt bụi, vi khuẩn và nhiều chất gây dị ứng khác. Còn vỏ gối chẳng thể nào ngăn nổi “sức mạnh” của bọn chúng.
Bạn có đang thấy bối rối đến mức muốn vứt chiếc gối yêu thích của mình đi không? Bình tĩnh đã nào, chúng tôi có một vài phân tích rõ hơn về điều này và các giải pháp hoàn hảo hơn cho bạn. Bạn vẫn có thể giặt ruột gối đúng cách để chúng tươi mới, sạch sẽ và thơm tho mà.
Ruột gối cũng tương tự như rất nhiều những vật dụng khác bạn sử dụng hàng ngày, tức là đều bị bẩn theo thời gian và đều có hạn sử dụng.
Missy Tannen - Người sáng lập Boll & Branch cho biết: “Vào ban đêm, khi cơ thể bạn đang nghỉ ngơi và hồi phục, có rất nhiều điều đang xảy ra. Bạn ngủ không có nghĩa là chỉ nằm đó bất động” - Ý bà đang muốn nhắc đến mồ hôi, tế bào da chết của chúng ta.
Trên thực tế, những thứ bụi bẩn này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào gối nằm, ga trải giường hay chăn đắp. Ngay cả khi bạn ngủ thì chiếc gối của bạn vẫn miệt mài “làm việc” là vì thế.
[Products:5931,3920]
Melissa Maker - một chuyên gia làm sạch tại Clean My Space đã tiết lộ sự thật rùng rợn rằng gối có thể nặng gấp đôi trọng lượng của nó bởi những thứ nó thu thập được hàng đêm từ cơ thể sống.
Hmmmm, thật kinh khủng! Giờ thì bạn thử nhìn lại ruột gối của mình đi đã. Những vết ố vàng loang lổ trên gối là dấu hiệu rõ ràng thông báo chúng đã bẩn thế nào.
Nhưng ngay cả khi không thấy có một biểu hiện nào là xỉn màu hay gì khác thì bạn với con mắt thường làm sao có thể nhìn tường tận hàng triệu tế bào vi khuẩn đang sinh sôi nảy nở? Nếu soi dưới kính hiển vi thì có thể bạn sẽ phải ngã ngửa ra mất.
Ruột gối chứa hàng triệu vi khuẩn, hàng ngàn bào tử nấm và một khối lượng lớn mạt bụi. Chính chúng là thủ phạm làm bạn ngứa ngáy hay hắt hơi, sổ mũi hàng đêm.
Ngay cả đến chiếc nệm với ga chống thấm, với tấm bảo vệ mà vẫn phải hút bụi thường xuyên thì cớ gì bạn lại nghĩ vỏ gối có thể bảo vệ phần ruột luôn sạch sẽ được nhỉ?
Ruột gối bẩn sẽ làm vỏ gối nhanh bẩn hơn và đây luôn là môi trường lý tưởng để các thể loại nấm mốc, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi rồi thực hiện các cuộc tấn công bí mật vào ban đêm.
Dù bạn có khỏe mạnh thế nào thì chúng cũng dần dần sẽ làm bạn yếu đi với các loại bệnh về đường hô hấp. Nếu không chữa trị hay giải quyết kịp thời thì những bệnh này có thể phát triển thành mãn tính, đe dọa tới tính mạng.
Nguy hiểm hơn với những người bị viêm mũi hoặc hen suyễn, gối bẩn sẽ làm tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Thuốc trị dị ứng chỉ làm ngưng các triệu chứng tại thời điểm uống. Sau đó thì bạn lại tiếp tục chịu đựng sự xâm nhập đáng ghét của lũ vi khuẩn nếu không giặt ruột gối hay thay cái mới - tức là môi trường gây bệnh vẫn còn tồn tại.
Vì thế giữ ruột gối và vỏ gối sạch sẽ là cách đơn giản nhất để bạn không bị đánh thức bởi các loại dị ứng khi ngủ với ngứa ngáy, với chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi hoặc ho.
Gối bẩn cũng có một mùi hôi đặc trưng. Và khi bạn ngửi thấy cái mùi nồng nồng, ngai ngái, ẩm thấp và kinh khủng ấy thì có nghĩa là gối của bạn đã rất rất bẩn rồi.
Mọi thể loại tinh dầu thơm hay nước hoa chỉ có thể át mùi hôi trong một khoảng thời gian ngắn. Mùi hôi từ vi khuẩn, bụi bẩn và mồ hôi lưu cữu của chúng ta mạnh hơn tất cả các kiểu nước hoa.
Và bạn biết đấy, mùi hôi cũng khiến bạn thật khó để bắt đầu giấc ngủ.
Thay vì lấp liếm mùi hôi thì nước giặt và chất tẩy rửa sẽ giúp bạn giải quyết triệt để cái vấn đề hôi hám này. Sau đó thì bạn có thể sử dụng thêm mùi hương mà mình yêu thích để kích thích sự thoải mái.
Mùi thơm trên chăn ga gối sạch bao giờ cũng lưu hương lâu hơn và giữ được mùi thuần túy của nó - tức là nó không bị pha trộn để biến thành một mùi thật kinh khủng khác.
Bạn đang sợ việc giặt ruột gối thường xuyên có thể làm vải bị mòn hay lớp bông bị xẹp lép ư? Hay bạn đang lo lắng, một số loại vải không giặt được á?
Sự thật ngược lại. Ruột gối đa phần đều được sản xuất để có thể làm sạch và giặt giũ được. Nếu có điều gì băn khoăn ở đây thì đó là cách bạn giặt thế nào cho đúng thôi. Với vấn đề này thì chúng tôi có một vài lưu ý riêng ở mục sau cho bạn.
Quay về với những chiếc chăn gối bẩn một chút. Bọn vi khuẩn và mạt bụi không chỉ xâm hại sức khỏe của bạn mà còn phá vỡ cấu trúc gối. Chúng cắt đứt các sợi vải, xơ hóa các loại bông và làm bề mặt gối mất đi sự mềm mại, êm ái.
Vì thế nên, cách tốt nhất để bảo quản gối trong thời gian sử dụng là giặt giũ chúng thường xuyên để loại bỏ các nguy cơ làm hỏng gối. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chất giặt nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải mà.
Mỗi chúng ta dành trung bình khoảng 3000 giờ để nằm trên chiếc gối mỗi năm. Và hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên giặt nó 3 - 4 lần một năm. Có nghĩa là cứ khoảng 3 tháng bạn sẽ phải giặt ruột gối một lần.
Gối trẻ em có thể giặt nhiều hơn, chừng khoảng 2 tháng thì bạn đã phải giặt rồi. Điều này là vì làn da của em bé thường rất mỏng manh nên chăn ga gối càng sạch sẽ thì càng hạn chế tối đa được các kích ứng.
[Products:2689,3090]
Về thời gian thay gối, thông thường bạn sẽ cần mua một chiếc gối mới sau từ 1 - 1,5 năm sử dụng.
Có một mẹo nhỏ trong trường hợp bạn không nhớ thời điểm mua gối thế này. Hãy gấp đôi chiếc gối của bạn lại. Nếu thấy chúng trở lại vị trí cũ nhanh chóng thì có vẻ như chúng vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Còn ngược lại, nếu không, có lẽ đã đến lúc phải thay thế rồi.
Giống như bất kì một bộ quần áo nào, gối của bạn cũng đi kèm với một phần hướng dẫn cách chăm sóc nhỏ nhỏ. Chúng được đính kèm ở cạnh gối. Đừng bỏ qua vì đây sẽ là chỉ dẫn cho bạn xem nên bắt đầu công việc giặt gối như thế nào đấy.
Dựa vào đặc tính của từng sợi vải và chú thích từ nhà sản xuất như vậy, bạn sẽ ước chừng được nhiệt độ nước hoặc mức độ chà xát như nào để gối sạch mà vẫn giữ được chất lượng tốt.
Nếu không tìm thấy lời nhắc nhở nào, bạn có thể giặt chúng với cách bạn làm sạch chăn và ga trải giường của mình.
Bạn phải chắc chắn rằng nhà sản xuất cho phép bạn giặt ruột gối với máy đã. Tuy nhiên, theo như chúng tôi được biết thì hầu hết các sản phẩm hiện nay, kể cả gối lông tơ hay gối tơ tằm cũng đều có thể giặt được bằng máy.
Giặt ruột gối đúng cách với máy giặt, bạn cần lưu ý những chi tiết sau:
Giặt ruột gối bằng tay nghe có vẻ vất vả hơn như đổi lại gối sẽ giữ được hình dáng và sợi vải hay bông cũng không phải chịu tác động quá lớn.
Hãy bắt đầu giặt gối bằng tay với các bước như này:
Để tránh nấm mốc, mùi hôi và vi khuẩn; điều quan trọng nhất là gối phải thật khô. Mặc dù quá trình này mất khá nhiều thời gian nhưng bạn phải thực hiện để đồ dùng của mình luôn thơm tho và sạch sẽ.
Bạn có thể thực hiện các mẹo làm khô như sau:
[Products:4118,4930]
Cho dù ở tư thế nào thì bạn cũng tiếp xúc trực tiếp với gối khi ngủ và hít thở cùng chúng mỗi đêm. Do vậy giữ cho ruột gối và vỏ gối luôn sạch sẽ là cách tốt nhất để có giấc ngủ ngon cũng như hạn chế các kích ứng có hại.
Về cơ bản, bạn có thể giặt gối bằng tay hoặc máy. Tuy nhiên, phải tuân thủ các nguyên tắc giặt sấy để không gặp phải tình huống trớ trêu là “lợn lành chữa thành lợn què” nhé.
Còn nếu đang có mong muốn thay một chiếc gối mới thì bạn có thể tham khảo các mẫu tốt nhất và hot nhất hiện nay tại hệ thống thegioidemonline.com của chúng tôi. Chúng tôi luôn có mức giá phải chăng nhất dành cho bạn.
Thu Trang
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.
Có 5 125 đánh giá về thegioidemonline.com